Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Rằm Trung thu, Tết Trung thu 2018 vào thứ mấy, ngày mấy dương lịch?

Trung thu hay Tết Trung thu, Rằm Trung thu được tổ chức vào rằm tháng tám Âm lịch (15/8) hằng năm. Vậy, trung thu 2018 vào thứ mấy, ngày mấy dương lịch và có gì cần lưu ý? 

Trung thu 2018 vào ngày nào dương lịch?

Rằm Trung thu hay Tết Trung thu là một phong tục hàng năm của người Việt. Vào ngày này, có rất nhiều sự kiện, trò chơi được tổ chức cho thiếu nhi và cả người lớn.

Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

  Tết trung thu năm nay sẽ trúng vào ngày Thứ 2

Tết trung thu năm nay sẽ trúng vào ngày Thứ 2

Trung thu là dịp để mọi người thể hiện tình cảm, quan tâm lẫn nhau. Đối với trẻ con, Tết Trung thu như không kém ngày Tết truyền thống. Bởi chúng được nhận những phần quà đồ chơi, bánh kẹo và được tổ chức vui chơi, phá cỗ Tết Trung thu.

Đối với người lớn, đây là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau thể hiện tình cảm yêu thương bằng những chiếc bánh trung thu thơm ngon. 

Theo sách Lịch Vạn niên, Tết Trung thu năm 2018 rơi vào ngày Thứ 2, ngày 15/8/ 2018 âm lịch (ngày Kỷ Mùi, tháng Tân Dậu, năm Mậu Tuất) tức là ngày 24/9/2018 dương lịch.

  Trung thu 2018 trúng vào thứ 2 ngày 24/9/2018 (tức 15/8 Âm lịch)

Trung thu 2018 trúng vào thứ 2 ngày 24/9/2018 (tức 15/8 Âm lịch)

Trung thu 2018 năm nay trúng vào ngày đầu tuần nên chương trình Tết trung thu cho các em thiếu nhi nhiều nơi thường sẽ được tổ chức trước vào tối Chủ Nhật ngày 23/9 tức ngày 14/8 âm lịch để không ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. 

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Theo quan niệm xưa, nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

 

Những phong tục chính trong ngày Tết Trung thu 

Rằm Trung thu sẽ có rất nhiều hoạt động, trò chơi cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Dưới đây là 3 phong tục chính không thể thiếu trong ngày Tết đoàn viên này:

Sửa soạn mâm cổ trung thu

Thông thường mâm cỗ trung thu của người Việt Nam đủ đầy gồm các loại hoa quả đăc trưng vùng miền như quả bưởi xanh, quả hồng, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu, quả thị thơm vàng... Đi kèm với hoa quả, không thể thiếu những chiếc bánh nướng bánh dẻo thơm ngon. 

Dâng mâng cổ chính là thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới tổ tiên. Do đó, đây là một hoạt động đặc trưng của ngày rằm trung thu.

Múa lân sư tử

 Lân -sư-rồng là 3 con vật đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng. Vì thế múa lân- sư-rồng trong ngày tết trung thu có ý nghĩa mang lại sự may mắn, bình yên và thành đạt.

  Múa Lân trung thu là biểu hiện cho sự may mắn, thành đạt (Ảnh minh họa)

Múa Lân trung thu là biểu hiện cho sự may mắn, thành đạt (Ảnh minh họa)

Không chỉ Tết Trung thu mới có múa lân trung thu mà múa lân ngày nay còn được tổ chức trong các dịp lễ tết khai trương, khánh thành, các lễ hội, mừng năm mới,... 

Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một số đội múa lân tự phát nhằm mục đích xin tiền từ những người đi đường hoặc các hộ kinh doanh khiến không ít người tỏ ra không hài lòng. 

Bánh trung thu

Trong ngày Tết trung thu, người ta thường có tục lệ tặng bánh cho nhau nhằm mang lại cho gia đình được đoàn tụ vui vẻ, luôn no ấm và hạnh phúc trọn vẹn trong suốt 1 năm. 

Bánh trung thu truyền thống của Việt Nam thường có 2 loại là bánh dẻo và bánh nướng:

- Bánh trung thu dẻo

Loại bánh này thường được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi nhuyễn với nước đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hình tròn, nhân bánh thường được làm từ hạt sen hay đậu xanh nghiền nhuyễn.

Mùi thơm hòa quyện của hoa bưởi, hạt sen giúp chiếc bánh mang hương vị dịu nhẹ. Hình tròn và màu trắng tinh khiết của bánh biểu tượng cho sự đoàn viên, khắng khít trong tình cảm vợ chồng. 

- Bánh trung thu nướng 

Vỏ bánh và nhân bánh là 2 thành phần chính của bánh trung thu nướng. Vỏ bánh được làm từ bột mì lên men trộn với trứng gà, nướng thơm phức. Nhân bánh với đủ vị đa dạng từ đậu xanh, hạt sen, thập cẩm, gà quay lạp xưởng trứng muối,…

Hình tròn trong nhân thể hiện sự viên mãn, gắn kết. Vị mặn của trứng muối hòa với vị ngọt của nhân bánh gợi cho ta đến những khoảnh khắc vui buồn, sướng khổ trong cuộc sống.

Trung thu năm 2018 tức ngày ngày 24/9/2018 dương lịch sắp đến gần.  Bạn hãy sắp xếp công việc để trở về với gia đình nhé!

H.Tú (T/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO