Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Quế: 12 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Quế không chỉ được dùng làm gia vị hay hương liệu mà còn được sử dụng như một vị dược liệu trong Y học cổ truyền để điều trị cảm lạnh, đầy hơi,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những công dụng hay từ cây quế với sức khỏe.

1 Quế là gì? Các thành phần có trong quế

Tên khoa học: Cinnamomum cassia (L.) J. Presl. (họ Lauraceae)

Tên thường gọi: Quế

Cây quế có nguồn gốc từ vùng caribe, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Có hai loài quế chính là Cassia và Ceylon.

Quế được dùng phổ biến như một loại gia vị hoặc hương liệu, đồng thời quế có thể được sử dụng dưới dạng bột, nguyên hạt hoặc dạng vỏ cây. Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng tinh dầu quế và các chất bổ sung. 

Trong Y học cổ truyền, quế là một vị dược liệu được dùng để điều trị cảm lạnh, đầy hơi, viêm họng, viêm khớp,… Mùi và hương vị đặc biệt của quế là do chúng có chứa hàm lượng hợp chất cinnamaldehyde cao, một trong những thành phần chính mang đến các hoạt tính sinh học đối với cơ thể.

Các hợp chất trong quế có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và trị đái tháo đường, đồng thời chúng cũng có thể bảo vệ các tế bào trong cơ thể chống bệnh ung thư cũng như bệnh tim mạch.

Quế chứa hàm lượng cinnamaldehyde cao mang lại nhiều hoạt tính sinh học

Quế chứa hàm lượng cinnamaldehyde cao mang lại nhiều hoạt tính sinh học

2 Những lợi ích của quế với sức khỏe

Chống oxy hóa

Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do.

Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung quế có thể làm tăng hiệu lực chống lại quá trình stress oxy hóa trong máu, đồng thời làm giảm các triệu chứng của phản ứng viêm.

Trong một nghiên cứu so sánh hoạt tính chống oxy hóa của 26 loại gia vị, quế là một trong những gia vị có khả năng chống oxy hóa cao nhất (cao hơn cả tỏi và oregano). Trên thực tế, tác dụng chống oxy hóa của quế mạnh đến mức có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.

Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol

Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol

Chống viêm

Viêm là một phản ứng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tổn thương mô từ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, viêm có thể trở thành một vấn đề khi tình trạng này kéo dài và trực tiếp tấn công các mô của cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa trong quế có hoạt tính chống viêm mạnh, đặc biệt là E-cinnamaldehyde và o-methoxycinnamaldehyde.

Quế chứa các hoạt chất chống viêm mạnh

Quế chứa các hoạt chất chống viêm mạnh

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một số tác nhân chính gây ra bệnh tim mạch bao gồm cholesterol, triglyceride và cao huyết áp.

Theo một đánh giá trên những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, việc bổ sung ít nhất 1,5g hay khoảng ¾ thìa cà phê quế mỗi ngày có thể làm giảm triglyceride, cholesterol toàn phần nói chung và cholesterol xấu (LDL) nói riêng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu lớn khác đã chứng minh việc sử dụng 120 mg/ngày bột quế cũng có thể giúp cải thiện glucose và lipid máu như nghiên cứu trên. Theo nghiên cứu này, quế còn giúp làm tăng cholesterol tốt (HDL).

Ngoài ra, những nghiên cứu khác cũng đưa ra bằng chứng về việc sử dụng quế liên tục trong ít nhất 8 tuần có thể chống tăng huyết áp hay giúp hạ áp. Một thử nghiệm trên động vật cho thấy cinnamaldehyde trong quế đã làm giảm huyết áp.

Trong một nghiên cứu khác vào năm 2014, những con chuột được điều trị kéo dài bằng quế kết hợp tập luyện aerobic có chức năng tim tốt hơn những con chuột khác.

Quế giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Quế giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Cải thiện độ nhạy của insulin

Insulin là một trong những hormone quan trọng giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng trong cơ thể. Hormone này rất cần thiết cho quá trình vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng kháng insulin - dấu hiệu đặc trưng của người mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.

Theo các nghiên cứu, quế có thể làm tăng độ nhạy của insulin và làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin, đồng thời có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Quế giúp độ nhạy của insulin tăng lên và cải thiện tình trạng kháng insulin

Quế giúp độ nhạy của insulin tăng lên và cải thiện tình trạng kháng insulin

Giảm lượng đường trong máu

Ngoài tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin, quế còn có thể giúp giảm nồng độ đường trong máu bằng một số cơ chế khác nhau như:

  • Thứ nhất, quế làm giảm lượng glucose đi vào máu sau bữa ăn bằng cách can thiệp vào các enzym tiêu hóa và làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa.
  • Thứ hai, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quế có thể thực hiện chức năng tương tự như insulin để cải thiện sự hấp thu đường vào tế bào.

Nhiều nghiên cứu trên người cho thấy, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói từ 10 - 29%, đồng thời cải thiện HbA1c (huyết sắc tố gắn glucose - chỉ số theo dõi đường huyết) giúp kiểm soát đường huyết lâu dài.

Liều hiệu quả thường là 1 - 6g hoặc 0,5 - 2 thìa cà phê bột quế mỗi ngày.

Quế có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Quế có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh

Các bệnh thoái hóa thần kinh được đặc trưng bởi sự mất dần cấu trúc hoặc chức năng của các tế bào não (Alzheimer, Parkinson,…).

Cinnamaldehyde và epicatechin trong quế có thể giúp ức chế sự tích tụ protein (được gọi là tau) trong não - một trong những dấu hiệu của bệnh Alzheimer.

Dựa theo một nghiên cứu khác, một chiết xuất trong vỏ quế được gọi là CEppt có đặc tính ngăn chặn các triệu chứng Alzheimer phát triển chẳng hạn như mảng amyloid và cải thiện khả năng suy nghĩ cũng như lý luận.

Trong một nghiên cứu trên chuột bị Parkinson cho thấy quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh và chức năng vận động.

Quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh

Quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh

Phòng ngừa ung thư

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm bởi sự nhân lên không kiểm soát của tế bào.

Quế được nghiên cứu rộng rãi về khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư. Chúng hoạt động bằng cơ chế làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư, hình thành mạch máu trong khối u và gây độc cho tế bào ung thư.

Một nghiên cứu trên chuột bị ung thư ruột kết cho thấy các hợp chất trong quế có tác dụng kích hoạt các enzyme giải độc giúp ngăn chặn sự tiến triển của ung thư. Ngoài ra, quế còn có khả năng thúc đẩy các phản ứng chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào ruột kết.

Những nghiên cứu khác trong ống nghiệm và trên động vật đã đưa ra các bằng chứng chứng minh cinnamaldehyde trong quế có thể làm giảm sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư buồng trứng.

Hoạt chất trong quế có thể ngăn cản sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư

Hoạt chất trong quế có thể ngăn cản sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư

Ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm

Cinnamaldehyde - một trong những thành phần hoạt tính chính của quế, có thể giúp chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng chẳng hạn như tiêu diệt một số loại nấm gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Bên cạnh đó, tinh dầu quế có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn (bao gồm cả Listeria và Salmonella). Nhờ vào các hoạt chất kháng khuẩn, quế còn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và giảm hôi miệng.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào năm 2016 cho thấy tinh dầu quế có hiệu quả chống lại một loại nấm candida ảnh hưởng đến máu, điều này cũng được chứng minh là do đặc tính kháng nấm của quế.

Quế có thể giúp giảm nhiễm trùng, ngăn chặn sâu răng và làm giảm hôi miệng

Quế có thể giúp giảm nhiễm trùng, ngăn chặn sâu răng và làm giảm hôi miệng

Bảo vệ chống lại HIV

HIV là một virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Các chiết xuất từ quế là một trong những biện pháp hiệu quả giúp chống lại chủng HIV-1 (chủng virus HIV phổ biến nhất ở người).

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh được hợp chất procyanidin (chiết xuất từ quế) chống HIV-1 bằng cách ngăn cản heparan sulfate và co-receptor (đơn vị tế bào cơ thể) liên kết với gp120 (một phân tử protein nằm trên bề mặt của virus HIV-1). Điều này có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào cơ thể, làm giảm khả năng lây nhiễm và phát triển của HIV-1.

Ngoài ra, procyanidin cũng đảo ngược tình trạng cạn kiệt tế bào T thông qua việc cản trở quá trình điều hòa Tim-3 và PD-1, hai protein được biết đến là có liên quan đến sự kiệt quệ của tế bào T.

Một nghiên cứu khác được thực hiện trong phòng thí nghiệm khảo sát về hoạt tính chống HIV của 69 cây thuốc, trong đó quế là cây thuốc mang lại hiệu quả nhất.

Hợp chất procyanidin (chiết xuất từ quế) có thể chống lại chủng virus HIV-1

Hợp chất procyanidin (chiết xuất từ quế) có thể chống lại chủng virus HIV-1

Ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng

Trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học đã cho chuột uống hỗn hợp bột quế, kết quả cho thấy tác dụng chống viêm trên hệ thần kinh trung ương rất hiệu quả. 

Hơn nữa, những người bị bệnh đa xơ cứng (MS) có mức Tregs thấp hơn người bình thường. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất rằng quế có thể giúp bảo vệ các tế bào T (ngăn ngừa sự mất đi một số protein đặc trưng cho Tregs) góp phần điều hòa phản ứng miễn dịch.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng việc điều trị kết hợp với quế đã giúp phục hồi bao myelin ở chuột mắc bệnh MS, được biết MS xảy ra khi lớp myelin bao quanh các sợi thần kinh bị tổn thương.  

Quế có khả năng ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng

Quế có khả năng ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng

Giảm ảnh hưởng của bữa ăn nhiều chất béo

Năm 2011, các nhà nghiên cứu kết luận rằng chế độ ăn giàu gia vị chống oxy hóa, bao gồm cả quế, có thể giúp làm giảm những tác động tiêu cực của bữa ăn nhiều chất béo đối với cơ thể.

Sáu người tham gia nghiên cứu được ăn những món ăn có chứa 14g hỗn hợp gia vị. Sau đó, họ được đưa đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy hoạt động chống oxy hóa tăng 13%, phản ứng kháng insulin giảm 21% và triglyceride giảm 31%.

Hỗn hợp gia vị quế giúp làm giảm ảnh hưởng của bữa ăn nhiều chất béo

Hỗn hợp gia vị quế giúp làm giảm ảnh hưởng của bữa ăn nhiều chất béo

Điều trị và chữa lành vết thương mãn tính

Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học đã tìm ra cách đóng gói các hợp chất kháng khuẩn từ bạc hà và quế vào viên nang nhỏ để có thể dùng đơn giản bằng đường uống nhằm tiêu diệt màng sinh học của vi khuẩn.

Từ đó ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.  

Quế có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương

Quế có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương

3 Hướng dẫn cách sử dụng quế đúng cách an toàn và hiệu quả

Một cách dễ dàng để bổ sung các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quế vào cơ thể đó là dùng quế như một loại gia vị khi chế biến thực phẩm như:

  • Rắc quế lên bột yến mạch thay cho đường.
  • Thêm quế vào khi làm bánh ngọt, bánh quy, bánh mì, sinh tố, pudding, súp, salad... để tăng hương vị.

Ngoài ra, quế còn được sản xuất dưới dạng thực phẩm bổ sung. Các chất bổ sung được chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày (trước, sau hoặc trong bữa ăn).

Một nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung quế cassia với liều 1-2 g/ngày trong tối đa 3 tháng hoặc liều 3-6g trong tối đa
6 tuần được coi là an toàn. Trong trường hợp bạn đang điều trị một bệnh lý nào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng quế để xác định cách sử dụng và liều lượng phù hợp.

Quế thường được dùng như một loại gia vị để chế biến thực phẩm

Quế thường được dùng như một loại gia vị để chế biến thực phẩm

4 Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng quế

Tiêu thụ một lượng quế vừa phải trong thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung dường như là an toàn cho hầu hết mọi người trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quế quá nhiều thì có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Kích ứng và dị ứng: quế thường không gây tác dụng phụ nhưng việc sử dụng quá mức có thể gây kích ứng cho miệng và môi, thậm chí làm lở loét, một số người có thể phản ứng dị ứng. Bôi nó lên da cũng có thể gây đỏ và kích ứng.
  • Hạ đường huyết.
  • Gây độc và tổn thương gan.
  • Ảnh hưởng đến quá trình đông máu: quế cassia chứa tới 1% coumarin, trong khi quế ceylon chứa khoảng 0,004% coumarin (coumarin có vai trò tạo ra warfarin, một loại thuốc làm loãng máu). Lượng coumarin được tiêu thụ mỗi ngày là 0,1 mg/kg/ng, nếu bổ sung nhiều hơn thì có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Các chất bổ sung có hàm lượng quế cao có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Tương tác và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc làm loãng máu, thuốc tim,... 

Quế có thể gây tương tác với một số loại thuốc, do đó bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

Quế có thể gây tương tác với một số loại thuốc, do đó bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

Xem thêm:

  • 6 tác hại của quế khi dùng không đúng cách - 3 lưu ý an toàn sức khỏe

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin bổ ích về những tác dụng của cây quế đối với sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng quế trong điều trị bệnh để có thể tối ưu hiệu quả và hạn chế rủi ro xảy ra.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính