Phương pháp Cornell - Ghi chép bài giảng trên lớp và ôn tập kiểm tra dễ dàng, hiệu quả

Phương pháp ghi chép Cornell được phát minh bởi giáo sư Walter Pauk của Đại học Cornell. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để ghi chép bài giảng, bài thuyết trình hoặc đọc hiểu và cả cho note-taking khi học tiếng Anh.

Sử dụng phương pháp Cornell sẽ giúp bạn tổ chức vở ghi, học tập chủ động, cải thiện kỹ năng học tập và thành công trong học tập.

Vậy phải dùng phương pháp Cornell như thế nào? Hãy cùng Gia Đình Mới tìm hiểu các bước thực hiện qua bài viết này nhé.

Bước 1: Chuẩn bị

1. Có một tập giấy chỉ dành cho ghi chép theo phương pháp Cornell.  Nếu bạn dùng vở, hãy để dành riêng vài trang cho ghi chép kiểu Cornell. Mỗi trang giấy sẽ được chia thành các phần khác nhau cho mục đích khác nhau

1. Có một tập giấy chỉ dành cho ghi chép theo phương pháp Cornell. Nếu bạn dùng vở, hãy để dành riêng vài trang cho ghi chép kiểu Cornell. Mỗi trang giấy sẽ được chia thành các phần khác nhau cho mục đích khác nhau

2. Kẻ một đường gạch ngang chia phần dưới trang giấy. Phần này nên được chia khoảng 1/4 trang giấy và sau này sẽ được dùng để tổng kết, tóm tắt lại nội dung bài

2. Kẻ một đường gạch ngang chia phần dưới trang giấy. Phần này nên được chia khoảng 1/4 trang giấy và sau này sẽ được dùng để tổng kết, tóm tắt lại nội dung bài

3. Kẻ một đường thẳng đứng chia phần bên trái của trang giấy, độ rộng phần này nên khoảng 2,5 inch. Phần này sẽ được dùng khi bạn ôn tập, giúp bạn học theo cách chủ động hơn

3. Kẻ một đường thẳng đứng chia phần bên trái của trang giấy, độ rộng phần này nên khoảng 2,5 inch. Phần này sẽ được dùng khi bạn ôn tập, giúp bạn học theo cách chủ động hơn

4. Phần rộng nhất sẽ được dùng đểm ghi lại bài giảng hay bài thuyết trình. Phần này nên đủ rộng để bạn có thể ghi lại hết các điểm quan trọng trong bài

4. Phần rộng nhất sẽ được dùng đểm ghi lại bài giảng hay bài thuyết trình. Phần này nên đủ rộng để bạn có thể ghi lại hết các điểm quan trọng trong bài

5. Có thể dùng mẫu ghi chép Cornell sẵn có trên mạng

5. Có thể dùng mẫu ghi chép Cornell sẵn có trên mạng

Bước 2: Ghi chép

1. Ghi tên môn học, ngày tháng, chủ đề bài học trên đầu trang giấy. Hãy ghi chép đầy đủ để các bản ghi chép của bạn có hệ thống và giúp bạn dễ xem lại hơn

1. Ghi tên môn học, ngày tháng, chủ đề bài học trên đầu trang giấy. Hãy ghi chép đầy đủ để các bản ghi chép của bạn có hệ thống và giúp bạn dễ xem lại hơn

2. Ghi chép ở phần lớn nhất trên trang giấy.    Trong khi nghe bài giảng, chỉ ghi chép ở phần bên tay phải. Có thể thêm các thông tin gì được ghi trên bảng hay chiếu trên màn chiếu

2. Ghi chép ở phần lớn nhất trên trang giấy. Trong khi nghe bài giảng, chỉ ghi chép ở phần bên tay phải. Có thể thêm các thông tin gì được ghi trên bảng hay chiếu trên màn chiếu

3. Nghe một cách chủ động. Mỗi khi nghe thấy một thông tin quan trọng, hãy đánh dấu lại.  Trong khi nghe, một số cụm từ sẽ là dấu hiệu để bạn biết sắp tới thông tin quan trọng và bạn cần ghi lại.  Ví dụ 'Hai nguyên nhân gây ra X là...', 'Ba ý nghĩa quan trọng nhất của X là...' thì có thể bạn cần ghi lại thông tin ấy.  Ngoài ra những thông tin được thầy cô lặp đi lặp lại hay dùng giọng nhấn mạnh cũng là những điều quan trọng cần ghi lại

3. Nghe một cách chủ động. Mỗi khi nghe thấy một thông tin quan trọng, hãy đánh dấu lại. Trong khi nghe, một số cụm từ sẽ là dấu hiệu để bạn biết sắp tới thông tin quan trọng và bạn cần ghi lại. Ví dụ 'Hai nguyên nhân gây ra X là...', 'Ba ý nghĩa quan trọng nhất của X là...' thì có thể bạn cần ghi lại thông tin ấy. Ngoài ra những thông tin được thầy cô lặp đi lặp lại hay dùng giọng nhấn mạnh cũng là những điều quan trọng cần ghi lại

4. Ghi chép càng đơn giản càng tốt.  Thay vì viết cả câu đầy đủ, hãy dùng các dấu gạch đầu dòng, mũi tên, ký hiệu (chẳng hạn dùng '&' thay cho 'và'), dùng từ viết tắt hoặc các cách viết tắt mà chính bạn hiểu được.   Như vậy chúng ta có thể tăng tốc độ ghi chép mà vẫn có được đầy đủ những thông tin quan trọng

4. Ghi chép càng đơn giản càng tốt. Thay vì viết cả câu đầy đủ, hãy dùng các dấu gạch đầu dòng, mũi tên, ký hiệu (chẳng hạn dùng '&' thay cho 'và'), dùng từ viết tắt hoặc các cách viết tắt mà chính bạn hiểu được. Như vậy chúng ta có thể tăng tốc độ ghi chép mà vẫn có được đầy đủ những thông tin quan trọng

5. Chỉ ghi lại các ý chính chứ không ghi hết ví dụ minh họa.  Hãy nhìn vào bức tranh lớn toàn cảnh và hiểu mối liên hệ giữa các ý rồi diễn đạt và ghi lại theo ý hiểu của mình thay vì chép hết ví dụ minh họa của giáo viên

5. Chỉ ghi lại các ý chính chứ không ghi hết ví dụ minh họa. Hãy nhìn vào bức tranh lớn toàn cảnh và hiểu mối liên hệ giữa các ý rồi diễn đạt và ghi lại theo ý hiểu của mình thay vì chép hết ví dụ minh họa của giáo viên

6. Khi chuyển sang chủ đề mới, hãy cách dòng, kẻ hết ý hoặc tốt nhất là viết sang trang mới.  Như vậy bài ghi chép của bạn sẽ có tổ chức hơn, và khi học bạn dễ xem lại theo từng chủ đề riêng hơn

6. Khi chuyển sang chủ đề mới, hãy cách dòng, kẻ hết ý hoặc tốt nhất là viết sang trang mới. Như vậy bài ghi chép của bạn sẽ có tổ chức hơn, và khi học bạn dễ xem lại theo từng chủ đề riêng hơn

7. Trong quá trình nghe giảng, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì, hãy ghi lại.  Nếu có gì chưa hiểu hoặc muốn biết thêm, hãy ghi lại ngay. Các câu hỏi sẽ giúp bạn rõ mình đang quan tâm điều gì và cũng có lợi cho việc học, nghiên cứu và xem xét lại sau đó

7. Trong quá trình nghe giảng, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì, hãy ghi lại. Nếu có gì chưa hiểu hoặc muốn biết thêm, hãy ghi lại ngay. Các câu hỏi sẽ giúp bạn rõ mình đang quan tâm điều gì và cũng có lợi cho việc học, nghiên cứu và xem xét lại sau đó

8. Sửa lại bản ghi chép càng sớm càng tốt.  Nếu có phần nào đó bạn viết quá khó đọc hoặc khó hiểu, hãy sửa ngay khi những thông tin đó vẫn còn đọng lại trong đầu bạn

8. Sửa lại bản ghi chép càng sớm càng tốt. Nếu có phần nào đó bạn viết quá khó đọc hoặc khó hiểu, hãy sửa ngay khi những thông tin đó vẫn còn đọng lại trong đầu bạn

Bước 3: Xem lại và mở rộng bản ghi chép của bạn

1. Xem lại các ý chính, giữ lại thông tin quan trọng và loại bỏ thông tin không cần thiết

1. Xem lại các ý chính, giữ lại thông tin quan trọng và loại bỏ thông tin không cần thiết

2. Viết các câu hỏi mà bạn nghĩ có thể xuất hiện liên quan đến bài giảng này trong bài kiểm tra. Đây sẽ là công cụ học tập về sau

2. Viết các câu hỏi mà bạn nghĩ có thể xuất hiện liên quan đến bài giảng này trong bài kiểm tra. Đây sẽ là công cụ học tập về sau

3. Tóm tắt các ý chính ở phần dưới cùng của trang giấy.  Hãy tự hỏi bản thân: Mình sẽ giảng lại cho người khác như thế nào?   Dùng từ ngữ của chính bạn để viết lại và tóm tắt lại ý chính trong bài. Khi đó tức là bạn đã hiểu được nội dung của bài rồi đấy

3. Tóm tắt các ý chính ở phần dưới cùng của trang giấy. Hãy tự hỏi bản thân: Mình sẽ giảng lại cho người khác như thế nào? Dùng từ ngữ của chính bạn để viết lại và tóm tắt lại ý chính trong bài. Khi đó tức là bạn đã hiểu được nội dung của bài rồi đấy

Bước 4: Dùng bản ghi chép để học và ôn tập

1. Đọc lại.   Hãy tập trung vào mục câu hỏi bên tay trái và phần tóm tắt ở cuối trang giấy. Đây là những thông tin quan trọng nhất mà bạn cần cho bài kiểm tra

1. Đọc lại. Hãy tập trung vào mục câu hỏi bên tay trái và phần tóm tắt ở cuối trang giấy. Đây là những thông tin quan trọng nhất mà bạn cần cho bài kiểm tra

2. Dùng bản ghi chép để tự kiểm tra.  Dùng tay hoặc một tờ giấy khác để che lại phần bên tay phải và tự hỏi và trả lời với những câu hỏi đã được ghi ở mục bên tay trái. Sau đó xem lại xem mình đã trả lời đúng hay chưa.  Bạn có thể hỏi đáp cùng với bạn bè để ôn tập hiệu quả

2. Dùng bản ghi chép để tự kiểm tra. Dùng tay hoặc một tờ giấy khác để che lại phần bên tay phải và tự hỏi và trả lời với những câu hỏi đã được ghi ở mục bên tay trái. Sau đó xem lại xem mình đã trả lời đúng hay chưa. Bạn có thể hỏi đáp cùng với bạn bè để ôn tập hiệu quả

3. Ôn tập thường xuyên.  Hãy ôn lại bài thường xuyên thay vì dồn lại và ôn tập sát giờ kiểm tra

3. Ôn tập thường xuyên. Hãy ôn lại bài thường xuyên thay vì dồn lại và ôn tập sát giờ kiểm tra

Với bài vở ghi chép hiệu quả theo phương pháp chi chép Cornell, bạn sẽ có thể học tập hiệu quả hơn và giảm căng thẳng đến mức tối thiểu.

Nguồn: wikiHow

Thư Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính