Mẹo nhỏ giúp da bàn tay trắng sáng, mịn màng
Bước đầu tiên: Loại bỏ da chết
Làn da quanh cơ thể đều có sự trao đổi và xuất hiện da chết. Hơn nữa, đôi tay là một trong những nơi có nhiều da chết nhất, lâu dần lớp da chết tích tụ, đôi tay sẽ trở nên “xấu xí”. Vì vậy, việc đầu tiên chúng ta nên làm là dùng một mẹo nhỏ dưới đây để tẩy da chết.
Bạn có thể sử dụng dấm hoặc nước cốt chanh ngâm tay trong 5 phút để làm mềm lớp da chết, sau đó, dùng sản phẩm tẩy da chết để tẩy. Đây là cách loại bỏ các cáu bẩn mà khi rửa tay bình thường sẽ không thể đạt hiệu quả.
Bước thứ hai: Làm mềm lớp sừng
Sau khi tẩy da chết, bạn sẽ làm mềm lớp da bên ngoài.
Để làm mềm da, cho vài giọt dầu ô liu vào nước ấm, ngâm 2 tay vào, giữ 15 phút. Làm như vậy có thể cải thiện hiện tượng da thô khô, giúp da mềm, sau đó có thể bôi đều kem dưỡng da đặc hiệu, kết hợp massage, như vậy có thể nhanh chóng làm mềm da.
Dùng trứng gà và muối làm kem dưỡng da
– Đầu tiên đập 1 quả trứng, lấy lòng trắng ra bát, sau đó thêm chút muối và đánh đều.
– Đánh đều một lúc là được, sau đó trực tiếp bôi lòng trắng trứng lên tay, chà tay đi chà tay lại, khoảng 5 phút dùng nước rửa sạch.
Muối giúp tẩy da chết và lòng trắng trứng có tác dụng giữ ẩm tái tạo da, vì vậy chúng ta sẽ cảm thấy tay mịn màng hơn rất nhiều, kiên trì dùng hàng ngày chúng ta sẽ cảm nhận được những sự thay đổi rõ rệt.
Hướng dẫn cách chăm sóc da bàn tay đúng cách
Muốn bàn tay luôn mềm mại, trắng sáng bạn nên chăm sóc chúng mỗi ngày. Dưới đây là một số cách chăm sóc da bàn tay đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà:
Rửa tay đúng cách
Tiếp xúc quá nhiều với xà phòng là nguyên nhân khiến da bàn tay mất đi độ ẩm vốn có, dần dà sẽ trở nên khô ráp và xuất hiện các hiện tượng bong tróc. Để giảm thiểu tình trạng nứt nẻ, tình trạng nứt nẻ da tay bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc sau:
– Không sử dụng xà phòng kháng khuẩn trừ khi thật sự cần thiết. Chất triclosan có trong xà phòng kháng khuẩn với các đặc tính diệt khuẩn, sinh vật mang lại nhiều tác động tiêu cực đối với da và sức khỏe. Tốt nhất, chúng ta nên sử dụng các loại nước rửa tay có chức năng dưỡng ấm với các thành phần chiết xuất từ dầu jojoba, dầu oliv hoặc lô hội.
– Rửa tay bằng nước ấm, không nên sử dụng nước quá nóng sẽ làm mất lớp màn bảo vệ tự nhiên của da.
– Tránh dùng máy sấy tay. Thay vào đó, hãy dùng khăn tay hoặc giấy lau.
Đeo găng tay
Khi phải làm các công việc nhà, rửa bát hoặc lau dọn, hãy luôn nhớ mang theo đôi găng cao su, nó giúp tay bạn tránh khỏi sự ăn mòn của của xút (có trong các chất tẩy rửa), giữ tay luôn khô ráo và duy trì được độ ẩm.
Vào mùa lạnh, bạn nên sử dụng găng tay da, hoặc lông hoặc găng hở đầu để giữ độ ấm cho tay. Sử dụng găng tay vải cho làm vườn để tránh những trầy xướt, gây rách tay.
Giữ ẩm cho da bàn tay
Kem dưỡng da quan trọng không khác gì sữa rửa mặt hay dầu gội đâu. Để giữ ẩm cho da bạn nên sử dụng kem dưỡng ít nhất hai lần một ngày (sáng và tối). Nếu bạn thuộc tuýp da khô, bạn nên đặt sẵn kem dưỡng ẩm cạnh bồn rửa tay và thoa ngay nó sau khi rửa tay.
Đừng bỏ quên móng tay của bạn, nó cũng cần giữ ẩm đấy. Xoa một ít kem dưỡng lên móng đồng thời sử dụng kèm loại kem vitamin E cho lớp biểu bì quanh móng.
Không chỉ chăm sóc bên ngoài, da cũng cần cấp nước từ bên trong. Vì vậy, hãy uống đủ nước và tránh để cơ thể trong trạng thái “khát”.
Ngoài những biện pháp chăm sóc trên, chị em cần lưu ý thêm những điều quan trọng dưới đây:
- Đừng bao giờ cắn móng tay: Vì thói quen cắn móng tay sẽ làm chậm sự tăng trưởng của móng tay, khiến bàn tay của bạn trông to và thô hơn.
- Tránh sử dụng nước nóng: Nước rất nóng có thể khiến da tay bị mất nước trầm trọng, khiến da tay khô và nhăn nheo. Thay vì rửa tay bằng nước nóng, từ bây giờ bạn hãy rửa tay bằng nước ấm hoặc nước lạnh.
- Bảo vệ bàn tay khi trời lạnh: Khi trời bên ngoài chuyển lạnh, chị em nhớ đeo găng tay, nếu không da tay rất dễ bị tổn thương và khô sạm đi.
Bạn đang xem bài viết Phụ nữ làm việc nhà đôi tay thô ráp, khô nẻ: Mẹo nhỏ giúp bàn tay vừa trắng vừa mịn tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].