Đó là những thông tin đáng chú ý của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành ngày 4/9/2019 quy định, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về ATTP.
Ngoài phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, các cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và buộc khắc phục hậu quả.
Cụ thể, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP từ 1 tháng đến 6 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 1 tháng đến 24 tháng;
Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP.
Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tái xuất, tiêu hủy, thu hồi thực phẩm, cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, thu hồi bản tự công bố, tháo gỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm, chịu mọi chi phí xử lý ngộ độc, ngừng sử dụng phương tiện vận chuyển, hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, nộp nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
Đáng chú ý, Nghị định quy định rất rõ về mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể, cá nhân vi phạm hành chính về ATTP có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 100 triệu đồng, trong khi đó cùng hành vi thì đối với tổ chức, mức phạt là 200 triệu đồng.
Tổ chức quy định tại Nghị định này gồm: tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã; tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư; Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định quy định mức phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng.
Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đáng chú ý là phạt tiền từ 5 lần đến 7 lần giá trị sản phẩm vi phạm trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, đối với hành vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì mức xử phạt cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không đáp ứng điều kiện bảo quản theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc quy định an toàn thực phẩm tương ứng trong quá trình vận chuyển;
Vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm với các loại hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm, trừ vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm với chất, hóa chất độc hại có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm...
H.ThànhBạn đang xem bài viết Phạt tới 100 triệu đồng khi sử dụng động vật chết do dịch bệnh để chế biến thực phẩm tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].