Chỉ trong vài ngày Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều ca bạch hầu, sau 4 trường hợp tại xã tại Đắk Sor, huyện Krông Nô và thêm 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa, xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông thì ở TPHCM đã có 1 ca mới phát hiện.
Khi Covid-19 đang dần giảm “nhiệt” thì dịch bạch hầu lại có xu hướng phát triển ở Việt Nam, bắt đầu từ các ca ở Tây Nguyên và mới đây là 1 ca ở TPHCM. Thông tin chi tiết hơn về ca bệnh mới này, mời bạn tham khảo nội dung sau:
1 Phát hiện nam 20 tuổi mắc bạch cầu tại TPHCM
Vào buổi tối ngày 25/6/2020, trung tá Phan Bá Hiếu, người đang phụ trách khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Quân y 175 thuộc Bộ Quốc phòng chia sẻ bệnh viện đang tiếp nhận điều trị cho 1 nam 20 tuổi đã xác định nhiễm bạch cầu.
Trung tá chia sẻ thêm rằng thông tin về nam học viên này là anh ta đã chuyển đến bệnh viện từ 9 ngày trước đó trong tình trạng đau họng, hàm sưng to, hạch cổ, sốt. Bệnh viện đã phối hợp với Viện Pasteur TPHCM đều cho kết quả mắc bạch hầu.
Bắt đầu khi khi tiếp nhận ca bệnh, nghi ngờ bệnh nhân mắc bạch cầu, bệnh viện đã thực hiện cách ly, khử trùng theo đúng quy định của Bộ Y Tế cho toàn bộ những nơi mà người bệnh đã đến đi trong bệnh viện.
Sau 9 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh hiện tại đã ổn định, hết đau họng, sưng hạch cổ và sốt.
Ngoài ra, các bác sĩ, y tá đã tiếp xúc gần với bệnh nhận đều uống thuốc điều trị dự phòng để ngăn ngừa lây nhiễm tối đa.
Cũng ngay sau khi phát hiện ca bệnh bạch hầu này, đơn vị trung tá Hiếu đã nhanh chóng báo cáo lên các cơ quan chức năng và tiến hành khoanh vùng dịch và theo thống kê ban đầu xác định có 16 người tiếp xúc gần với người bệnh (trong sinh hoạt, học tập).
Tất cả những người tiếp xúc gần đều ở bên ngoài bệnh viện và được thực hiện cách ly, uống thuốc dự phòng đúng cách.
2 Cần phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả
Bệnh bạch hầu được các chuyên gia đánh giá là bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm thuộc nhóm B. Khi không tiêm phòng, phát hiện bệnh trễ có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như tổn thương tim, thận, thần kinh, liệt cơ hô hấp và thậm chí là gây tử vong.
Muốn phòng ngừa bệnh bạch hầu tốt nhất, bác sĩ khuyến nghị người dân nên tiêm phòng vaccin đầy đủ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tuân thủ việc đeo khẩu trang đúng cách, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cần uống thuốc dự phòng.
Đắk Nông, TPHCM đang là 2 nơi đã phát hiện có người nhiễm bệnh bạch hầu. Bệnh viện Đa khoa Tây Nguyên đã tiếp nhận 15 ca nghi ngờ mắc bạch hầu, xác nhận 6 ca dương tính, 4 ca được điều trị ở khoa nhi. Nhằm hỗ trợ bệnh viện Đa khoa Tây Nguyên chống dịch hiệu quả, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã tổ chức khảo sát, hỗ trợ kỹ thuật tích cực cho bệnh viện Đa khoa Tây Nguyên.
Hãy chăm sóc sức khỏe của chính mình và gia đình thật tốt vào thời điểm này, ăn uống lành mạnh, sử dụng khẩu trang phòng bệnh lây qua đường hô hấp tốt hơn nhé.
Bạn đang xem bài viết Phát hiện 1 ca mắc bệnh bạch hầu ở TP.HCM sau các ca nhiễm ở Đắk Nông tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].