PGS.TS Bùi Hiền bình luận clip dạy đánh vần theo Sách công nghệ giáo dục: 'Thực ra đấy mới là đúng!'

PGS.TS Bùi Hiền - người đề xuất bộ chuyển đổi tiếng Việt mới đồng ý với thay đổi "k", "qu", "c" đều được đọc là "cờ" và đưa lời khuyên, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp để thống nhất trong việc triển khai sự thay đổi này.

Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần đang hút sự quan tâm của nhiều người với những tranh luận trái chiều và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì không biết thế nào mới đúng. 

Theo đó, giáo viên này hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình cách đánh vần một số âm, chữ khác với truyền thống. Cụ thể, chữ “yên” được đọc là /ia/ – /nờ/ – /yên/; các chữ /ca/, /ki/, /qua/ được đọc bằng phụ âm /c/: /cờ/ – /i/ – /ki/, /cờ/ – /oa/ – /qua/. 

Trong clip này, giáo viên cũng hướng dẫn cách nhận biết, viết chữ “k” khi đứng trước “i”; viết “q” khi đứng trước âm đệm “u”, ví dụ trong trường hợp chữ “qua”. 

Cô giáo trong Clip hướng dẫn học sinh cách viết và đánh vần

Cô giáo trong Clip hướng dẫn học sinh cách viết và đánh vần

Cô giáo trong clip đọc theo nguyên tắc âm vị học của cuốn sách “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định và cũng chấp nhận phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại, bởi dạy cho học sinh luật chính tả, tiếp cận theo hướng ngữ âm học.

Trao đổi với PV Gia Đình Mới ngày 27/8, PGS.TS Bùi Hiền cho biết, “Tôi hoàn toàn đồng ý với sự thay đổi “k”, “qu”, “c” đều đọc là “cờ”. Bởi lẽ, nó là những vấn đề, kiến thức, khái niệm của ngữ âm học và khoa học về chữ viết.

PGS Hiền không đưa ra câu trả lời đánh giá tính hiệu quả về giáo dục của chương trình này, bởi vì đây là vấn đề khoa học, cần thời gian để đánh giá.

gs-bui-hien-giadinhmoi copy

PGS.TS Bùi Hiền cũng cho biết thêm, sự thay đổi này sẽ có người ủng hộ, phản đối và trung lập. Ông nhận định, việc phụ huynh phản ứng là quy luật tự nhiên. Người lớn quen đánh vần kiểu cũ nên khi có cách đánh vần mới thì ngay lập tức lên tiếng phản đối. 

"Họ cảm thấy cách đánh vần đó sai nhưng thực ra đấy mới là cách đúng. Cái sai đó ăn sâu vào họ rồi thì họ cho là đúng. Phân tích ra thì lại vô lý nên cần làm cho hợp lý. Chữ thể hiện âm. 3 chữ k, c, q đều chỉ một âm thì nên thống nhất đọc theo một âm “cờ”, PGS.TS Bùi Hiền chia sẻ. 

Đánh vần tiếng Việt theo sách Công nghệ Giáo dục.

Đánh vần tiếng Việt theo sách Công nghệ Giáo dục.

PGS Hiền đưa lời khuyên, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp để thống nhất trong việc triển khai sự thay đổi này. 

PGS. TS Bùi Hiền nguyên là Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông.

PGS.TS Bùi Hiền là người đề xuất viết "giáo dục" thành "záo zụk", cải tiến Tiếng Việt. Trong đó, ông phân tích hệ thống nguyên âm và phụ âm bằng cách thống kê lại, sau đó lập bảng một chữ cái tương ứng với một âm vị (âm tồn tại trong ngôn ngữ). 

Theo đó, bảng chữ cái PGS Bùi Hiền lập nên là kết quả của 40 năm nghiên cứu, mang những nét thay đổi lớn nhất trong cải tiến chữ viết. Theo đó, bảng chữ cái này vẫn giữ nguyên trật tự a - b - c.

Tú Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính