Ông Công ông Táo là ai, tại sao phải cúng ông Công ông Táo?

Tết ông Công ông Táo là một ngày Tết vô cùng quan trọng với người Việt Nam. Vậy ông Công ông Táo là ai, vì sao phải cúng ông Công, ông Táo?

Ông Công, ông Táo là ai? 

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Ở Việt Nam vẫn quen gọi chung là ông Công ông Táo hoặc Táo Quân. 

Sự tích Táo Quân ở Việt Nam được truyền miệng, ghi chép với nội dung chính được tóm tắt lại như sau: 

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Như vậy theo câu chuyện trên, Táo Quân gồm một táo bà và hai táo ông. Ba táo sẽ đảm nhận việc thờ thần bếp ở mỗi gia đình, đây là tìn ngưỡng từ xa xưa với mong muốn về một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc và được mọi người yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.  

Ông Công ông Táo là ai, tại sao phải cúng ông Công ông Táo?

Ông Công ông Táo là ai, tại sao phải cúng ông Công ông Táo?

Tại sao phải cúng ông Công ông Táo?

Theo tín ngưỡng cổ truyền, người Việt cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, đây được coi là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên ông trời báo cáo với Ngọc Hoàng về những điều tai nghe, mắt thất ở trần gian trong suốt một năm.

Ba vị Táo Quân sẽ trình bày tất cả những việc tốt, xấu một cách khách quan và trung thực nhất. 

Người Việt quan niệm rằng đây chính là ba vị thần định đoạt mọi phúc đức cho gia đình vậy nên mọi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng đặt gần bếp để làm đúng đạo lý của gia chủ. Đồng thời sẽ thả cá chép để Táo Quân lên chầu trời, vì người Việt cho rằng ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Hơn nữa, Tết ông Công ông Táo cũng là một dịp cận Tết nguyên đán để mọi thành viên trong gia đình sum họp, gặp gỡ và cùng nhau chuẩn bị một cái tết đủ đầy, vui vẻ và đầm ấm hơn.

Minh Khuê

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính