Nước mía là thức uống giải khát quen thuộc và rất phổ biến đối với người Việt Nam không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết nước mía có tác dụng gì nhé!
Nước mía là gì? Giá trị dinh dưỡng trong nước mía
Tại Việt nam mía được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hòa Bình,.. và các tỉnh miền Nam như Quảng Ngãi, Quảng Nam,... Mía sẽ được thu hoạch sau từ 11 - 18 tháng và là nguyên liệu sản xuất đường, làm thuốc.
Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày mía còn được người dân ép thành nước và bán như một thức uống giải khát tuyệt vời đặc biệt là vào những ngày trời nắng nóng. Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g nước mía:
- Calo: 269 calo.
- Chất béo: 58mg.
- Canxi: 13mg.
- Sắt: 3.6mg.
- Carbohydrate: 73,1g.
- Phốt pho: 6mg.
- Magie: 10mg.
- Kali: 63mg.
- Natri: 58mg.
- Niacin (vitamin B3): 0.1mg.
- Thiamin (Vitamin B1): 0.13mg.
- Riboflavin (Vitamin B2): 0.06mg.
1 Uống nước mía có tốt không
Mặc dù nước mía là thức uống giải khát mùa hè phổ biến và mang lại nhiều lợi ích tốt cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều nó cũng gây hại đến sức khỏe của bạn. Cụ thể:
- Dư thừa calo: 100g nước mía cung cấp cho cơ thể 269 calo, do đó các bác sĩ khuyên bạn nên chỉ nên uống một ly nước mía mỗi ngày.
- Có thể gây độc: Vì nước mía có thời gian sử dụng ngắn, nếu để lâu sẽ bị oxy hóa, gây hại cho cơ thể. Bạn nên uống nước mía trong vòng 20 phút sau khi ép để đảm bảo an toàn.
- Tăng nguy cơ mất ngủ: Nước mía chứa policosanol, tiêu thụ các hợp chất này quá nhiều có thể dẫn đến đau đầu mất ngủ.
- Làm loãng máu: policosanol trong mía có tác dụng làm loãng màu và ngăn ngừa máu đông.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Nước mía có thể nhiễm thuốc trừ sâu, vi khuẩn do mía không sạch dễ khiến bạn bị ốm khi dung nạp vào cơ thể.
Nước mía chỉ có lợi cho sức khỏe khi bạn uống đúng liều lượng
2 Các tác dụng của nước mía đối với sức khỏe
Cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể
Mía là nguồn cung cấp năng lượng tức thời, có khả năng nâng cao tinh thần và tâm trạng của bạn ngay lập tức. Mía chứa một lượng đường đơn lớn dễ dàng được cơ thể hấp thu, bù đắp cho những năng lượng đã mất giúp bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy sức sống.
Nước mía cung cấp một lượng đường lớn giúp bù đắp những năng lượng đã mất
Tốt cho thận
Nước mía có thể làm tăng lượng protein trong cơ thể, từ đó giúp duy trì chức năng thận. Uống một cốc nước mía pha loãng với nước dừa và nước cốt chanh có thể làm giảm cảm giác nóng rát do viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Mía giúp tăng cường protein trong cơ thể, hỗ trợ duy trì chức năng thận
Hỗ trợ tiêu hoá
Nước mía có tác dụng như thuốc bổ trợ tiêu hoá, do chứa kali giúp cân bằng độ pH trong dạ dày và tăng tiết dịch tiêu hoá. Vì vậy, bạn nên bổ sung một cốc nước mía trong chế độ ăn uống hàng ngày để có hệ tiêu hoá chắc khoẻ hơn.
Nước mía giúp cân bằng pH trong dạ dày và tăng tiết dịch tiêu hoá
Tốt cho gan, hỗ trợ trị vàng da
Nước mía được xem là thức uống giúp cải thiện các vấn đề về gan và hỗ trợ điều trị vàng da tắc mật. Trong mía chứa khoảng 30g đường đơn có tác dụng duy trì lượng đường trong cơ thể, tăng khả năng phục hồi của gan trong bệnh vàng da cho chức năng hoạt động của gan bị tổn thương.
Bên cạnh đó, mía cũng có tính kiềm giúp cân bằng điện giải trong cơ thể ngăn ngừa gan hoạt động quá mức.
Nước mía chứa lượng đường lớn giúp tăng khả năng phục hồi gan
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Một công dụng tuyệt vời mà mía mang lại có thể khiến bạn bất ngờ, đó là hỗ trợ ngăn ngừa ung thư đặc biệt là ung thư vú. Nhờ sự hiện diện của các flavonoid trong mía giúp ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư ở tuyến vú, từ đó giảm thiểu nguy cơ ung thư vú.
Nước mía có công dụng ức chế sự nhân lên của các tế bào ung thư
Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nước mía giúp duy trì sức khoẻ và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu do có công dụng làm tăng lượng protein trong máu.
Nước mía có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Tăng cường sức khỏe xương khớp, răng
Một cốc nước mía tươi mát cho những ngày hè nóng nực, cũng giúp bạn tăng cường xây dựng hệ xương chắc khỏe, nhờ cung cấp một lượng canxi phong phú góp phần phát triển xương, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Nước mía cung cấp canxi cho sự phát triển xương giúp xương chắc khỏe
Hỗ trợ vệ sinh răng miệng
Trong dân gian, mía được coi phương pháp chữa trị các bệnh hôi miệng do sâu răng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Mía chứa nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho,.. có tác dụng xây dựng men răng, từ đó ngăn ngừa sâu răng và giúp răng chắc khỏe.
Nước mía có tác dụng xây dựng men răng giúp cải thiện vấn đề răng miệng
Tăng cường sức đề kháng
Nước mía chứa nhiều chất chống oxy hoá cần thiết giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiều bệnh trong đó có các bệnh về gan và tiêu hoá.
Các chất chống oxy hóa trong mía giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Cải thiện tình trạng đau họng
Trong đông y, mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi tiểu giúp cải thiện tình trạng đau họng, ho đau rát họng, khàn giọng do có tình ngọt, mát. Mía cũng chứa Vitamin C, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn.
Mía có tính ngọt mát giúp cải thiện tình trạng đau họng
Hỗ trợ giảm cân
Nước mía là thức uống lý tưởng cho những đang muốn giảm cân vì nó chứa lượng lớn chất xơ hoà tan - thành phần quan trọng có trong thực đơn dành cho người ăn kiêng giúp kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, chất béo có trong nước mía không đáng kể nên bạn có thể uống nước mía thoải mái mà không lo bị béo.
Các chất xơ hoà tan có trong mía giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Làm đẹp da
Uống một cốc nước mía mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho da và làm chậm quá trình lão hoá. Những thành phần quan trọng có trong nước mía như axit hydroxy và axit glycolic có tác dụng làm sáng da, giúp da mềm mại và điều trị bệnh nhiễm trùng da. Axit glycolic còn là một AHA làm tăng tốc độ luân chuyển tế bào có khả năng điều trị mụn trứng cá ở da.
Trong nước mía còn chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa, các hợp chất phenolic có công dụng giữ ẩm da, ngăn ngừa lão hóa và đẩy lùi sự xuất hiện sớm của các nếp nhăn.
Mía chứa lượng lớn chất oxy hoá và axit glycolic giúp làm mềm da, sáng da và ngăn ngừa lão hoá
Tốt cho phụ nữ mang thai
Nghiên cứu đã chứng minh rằng nước mía có thể giúp tăng khả năng thụ thai và hỗ trợ quá trình mang thai an toàn. Nhờ chứa một lượng nhỏ axit folic, nước mía giúp bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh về thần kinh như tật nứt đốt sống.
Xem thêm: Bà bầu uống nước mía được không? 13 tác dụng của nước mía với bà bầu
Mía giúp bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh như tật nứt cột sống
3 Lưu ý khi uống nước mía
Ai không nên uống nước mía?
Tuy nước mía mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn thuộc một trong số trường hợp sau thì không nên sử dụng nước mía tránh gây hại cho cơ thể:
- Người bị tiểu đường: do trong mía có khoảng 70% là đường, thực phẩm cần phải hạn chế với những người mắc bệnh tiểu đường.
- Người béo phì: mía chứa nhiều đường nên cung cấp nhiều năng lượng, dễ tăng cân do đó người béo phì nên hạn chế uống nước mía nếu không muốn phản tác dụng.
- Người sử dụng những thuốc chống đông máu: do trong mía chứa policosanol có tác dụng loãng máu, ức chế đông máu và tăng khả năng chảy máu trong.
- Phụ nữ mang thai: nước mía có công dụng giúp bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước mía dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Những người mắc bệnh tiểu đường hay đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên uống nước mía
Lưu ý khi uống nước mía
- Không uống nước mía để lâu trong tủ lạnh: nước mía để lâu trong tủ lạnh hoặc không được bảo quản trong điều kiện thuận lợi là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển dễ dẫn đến tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
- Không uống nước mía khi đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu và đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nếu bạn muốn nước mía mang lại lợi ích cho sức khỏe, bạn chỉ nên uống tối đa một ly nước mía mỗi ngày và nên lựa chọn những chỗ mua uy tín, chế biến sạch sẽ.
Bạn nên uống tối đa mỗi ngày 1 ly và chọn mua những nơi uy tín, sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe
Xem thêm:
- Uống nước dừa có tác dụng gì? 17 công dụng nước dừa đối với sức khỏe
- Uống nước đậu đen có tác dụng gì? 11 công dụng của đậu đen với sức khỏe
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về công dụng của nước mía đối với sức khoẻ và bạn nên lưu ý khi sử dụng để tránh gây hại cho cơ thể. Nếu thấy bài viết trên hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!
Bạn đang xem bài viết Nước mía có tác dụng gì? 14 tác dụng của nước mía và lưu ý khi uống tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].