Oxy già: 2 tháng
Oxy già có mặt trong tủ thuốc của hầu hết các gia đình. Nhưng ít người biết rằng, sau khi mở nắp, nó chỉ nên được dùng trong 2 tháng, ngay cả khi hạn sử dụng là sau 1 năm.
2. Gia vị: 2 năm
Tin buồn cho những ai thích thu thập các loại gia vị quý hiếm. Bạn phải làm mới lại bộ sưu tập của mình sau 2 năm bởi gia vị có xu hướng mất đi tính chất và hương vị của nó sau một thời gian.
Giày thể thao: 400km hoặc 6 tháng
Khi sử dụng giày thể thao tích cực, hệ thống giảm sóc cùng nhiều bộ phận khác trên giày đã bị mòn. Khi đã đi hoặc chạy được quãng đường khoảng 400km để tránh đôi giày đã quá mòn, trơn gây nguy hiểm, hoặc 6 tháng thay một lần nếu bạn tích cực tham gia các môn thể thao khác.
Trà túi lọc: 6 tháng
Ngay cả khi được bọc kín trong túi, hộp, trà túi lọc cũng không nên để uống quá 6 tháng vì khả năng lá trà lên men.
Kính râm: 2 năm
Các tia cực tím có ảnh hưởng tiêu cực đến thấu kính, sau một thời gian, thấu kính cho phép nhiều tia cực tím đi qua. Tuổi thọ chính xác phụ thuộc từng người nhưng nếu dùng kính thường xuyên, bạn nên thay kính 2 năm một lần.
Kem đánh răng: 1 năm, bàn chải: 3 tháng
Bàn chải đánh răng nên thay 3 tháng 1 lần để không biến nó thành lồng ấp trứng vi khuẩn. Thuốc đánh răng nên thay trong vòng 1 năm, vì vậy nếu có ống kem du lịch bạn hãy kiểm tra hạn sử dụng của nó.
Khăn tắm: 3 năm
Khăn tắm ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Chưa kể việc giặt sạch nhiều làm sợi vải khô cứng. Nên thay khăn tắm 3 năm/lần.
Lược: 1 năm
Tuổi thọ của lược hoặc bàn chải trung bình chỉ là 1 năm, ngay cả khi bạn rửa sạch thường xuyên. Sau thời gian này nó có thể gây ra gàu và các vấn đề về tóc.
Cọ: 5 năm và bọt biển trang điểm: 6 tháng
Không chỉ cần làm sạch cọ trang điểm sau mỗi lần sử dụng, bạn nên thay chúng 5 năm một lần. Còn thời hạn của miếng bọt biển là 6 tháng.
Áo lót: 2 năm
Trung bình những chiếc áo này bắt đầu mất hình dạng sau 2 năm, vì vậy đó là lúc bạn nên thay mới chúng.
Dép trong nhà: 6 tháng
Dép đi trong nhà chỉ nên “sống” nửa năm, sau đó chúng sẽ là nơi sinh sản tiềm tàng cho nấm.
Gối: 2-3 năm
Bất kể gối được nhồi căng phồng hay không, nó vẫn mất hình dạng sau 2 - 3 năm, và những con ve bụi bắt đầu xuất hiện trong đó.
Việc ngủ ngon hết sức quan trọng, vì vậy không có lý do gì không thay một chiếc gối sạch sẽ phải không bạn?
Chăn: 7 năm
Chăn có xu hướng trải qua những thay đổi giống như gối. Tuy nhiên, chúng có thể "sống" lâu hơn - lên đến 7 năm.
Với sự chăm sóc cẩn thận và sấy thường xuyên, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của chăn lên đến 10 năm. Sau đó, bạn sẽ phải thay cho mình một cái mới.
Đệm: 8 - 10 năm
Hãy nhớ thay một cái đệm mới khi bạn đi mua một cái chăn mới vì chúng cũng nên được thay đổi mỗi 8 - 10 năm một lần.
Thớt gỗ: 3 năm
Cần thay thế 3 năm một lần. Nếu không, chúng trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn. Hơn nữa, bề mặt cắt sẽ không còn bằng phẳng do quá nhiều vết dao và độ ẩm.
Thìa, muỗng khuấy: 2 năm
Cần phải thay đổi thìa, muỗng và các dụng cụ khác thường chạm vào thực phẩm 2 năm một lần. Điều này đặc biệt đúng với đồ dùng bằng gỗ.
Miếng bọt biển để rửa chén: 2 tuần
Thời gian sử dụng an toàn và hiệu quả các miếng bọt biển như vậy chỉ là 2 tuần.
Mặt nạ khí: 1 năm
Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân, cháy, hoặc sơn tường, bạn có thể giữ một mặt nạ khí ở nhà. Đừng quên ghi lại ngày mua hàng trên đó.
Các bộ lọc trong mặt nạ như vậy bị giới hạn bởi ngày hết hạn và phải được lưu trữ trong thời gian không quá một năm
Vitamin: 3 năm
Vitamin chỉ có thể được lưu trữ trong 3 năm. Chúng sẽ mất các tính năng có lợi cho sức khỏe.
Điện thoại thông minh: 2-3 năm
Thật không may, ngay cả điện thoại thông minh cũng có ngày hết hạn. Bạn có thể mong đợi hoạt động ổn định từ điện thoại thông minh mới trong vòng 2-3 năm tới.
Sau giai đoạn này, nó sẽ bắt đầu hay bị gián đoạn đột ngột. Điều này càng đặc biệt xảy ra với những mẫu có pin không thể tháo rời.
Bảo AnhBạn đang xem bài viết Những vật dụng cứ tiếc không vứt ngay rồi rước bệnh vào người tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].