Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những thói quen xấu làm xấu hàm răng ở trẻ nhỏ

Ở trẻ, nhiều thói quen xấu tưởng chừng như vô hại nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về chức năng và thẩm mỹ.

Một số thói quen xấu thường gặp

Mút ngón tay

Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.

Mút ngón tay thường khiến răng cửa của bé mọc hô về phía trước. Mức độ hô của răng phụ thuộc vào thời gian bé mút ngón tay và vị trí mà bé đặt ngón tay.

Rối loạn phát âm cũng là một trong những nguy hại khi trẻ mút ngón tay khi các răng vĩnh viễn đang xuất hiện. Điều này làm cho âm thanh bé phát ra bị biến dạng, đặc biệt là các âm /s,z,t,d,l,n/. Việc trẻ gặp khó khăn trong phát âm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con sau này.

Những thói quen xấu làm xấu hàm răng ở trẻ nhỏ 0

Khi bé mút ngón tay, đầu ngón tay cái nằm trong khoang miệng sẽ sản sinh những lực tác động lên trên, xuống dưới, ra trước và ra sau. Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt.

Hàm trên, hàm dưới cũng gặp những tác động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, và tổng quan là ảnh hưởng đến khuôn mặt của bé.

Đẩy lưỡi

Cũng giống như thở miệng, mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi ban đầu chỉ là những thói quen tưởng như vô hại. Biểu hiện rõ rệt nhất là lưỡi của bạn thường xuyên ở vị trí chen giữa hai hàm răng, lưỡi đẩy về phía trước khi nuốt nước bọt.

Điều này khác hẳn với người bình thường, lưỡi luôn thụt về phía sau, khi hàm răng cắn lại, nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại.

Những thói quen xấu làm xấu hàm răng ở trẻ nhỏ 1

Lực của lưỡi tuy không mạnh, nhưng lâu ngày, sẽ làm bạn phát âm không chính xác, ảnh hưởng đến việc ăn nhai, đồng thời nếu còn bé, trẻ sẽ dễ bị nói ngọng.

Nhưng tác hại quan trọng nhất, phải kể đến đó là đẩy lưỡi khiến răng cửa hàm trên bị xô lệch vị trí, dần đẩy về phía trước. Đẩy lưỡi gây ra hàm hô, hở khớp cắn, rất mất thẩm mỹ và gây hại cho nhiều bệnh răng miệng khác.

Thở miệng

Thở miệng gây tác động đến cơ lưỡi, tạo nên tật đẩy lưỡi khiến răng xê dịch gây rối loạn khớp cắn, ảnh hưởng đến phát âm, nhai, nuốt và thở.

Qua thời gian, những trẻ có thói quen thở bằng miệng mà không được điều trị có thể khiến phát triển trên khuôn mặt và răng bất thường, khuôn mặt và miệng hẹp, nụ cười hở lợi, viêm nướu và hàm răng khấp khểnh.

Các cấu trúc xung quanh bị ảnh hưởng, đặc biệt là mũi và hệ thống răng mặt. Các răng cửa có nguy cơ thưa và chìa ra ngoài gây cắn chéo vùng răng hàm.

Những thói quen xấu làm xấu hàm răng ở trẻ nhỏ 2

Thở miệng khiến miệng bị khô, có thể gây viêm nướu, tạo điều kiện giúp vi khuẩn dễ dàng phát triển, tạo mảng bám cố định trên răng, gây hôi miệng.

Khoang miệng không được nước bọt làm sạch nên tăng nguy cơ sâu răng cũng như thúc đẩy quá trình sâu răng diễn ra mạnh mẽ.

Nghiến răng

Là một tật xấu nguy hiểm và nó ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng. Tật nghiến răng được bắt nguồn từ rất nhiều nguyên do, nhưng nguyên do chủ yếu là do bệnh nhân bị căng thẳng, stress.

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị mắc tật nghiến răng do di truyền, do các răng mọc không đều, khớp cắn bị lệch hoặc do răng mất.  

Bệnh nghiến răng kéo dài sẽ gây nên tình trạng mòn răng và đặc biệt là mòn mặt nhai. Nếu bệnh phát sinh khi trẻ còn nhỏ thì tình trạng mòn mặt nhai và mòn răng diễn ra càng nhanh hơn do răng của các cháu còn yếu, cấu trúc răng chưa vũng chắc như người lớn.

Những thói quen xấu làm xấu hàm răng ở trẻ nhỏ 3

Đó là chưa kể đến ảnh hưởng tới xương hàm. Một số tình trạng nghiến răng nặng còn gây ra vấn đề về chức năng răng, có thể nó sẽ làm các khớp cắn bị lệch, răng bị ảnh hưởng do lực siết mạnh giữa các răng hàm trên xuống răng hàm dưới gây nên.

Khi răng bị mòn mặt nhai tức là men răng sẽ bị ảnh hưởng. Mà men răng bị ảnh hưởng thì nó sẽ gây ra những triệu chứng như những cơn đau nhức, tê buốt, khó chịu mỗi khi ăn uống những thức ăn nóng, lạnh hoặc thức ăn có vị chua, ngọt…

Tật nghiến răng ngoài gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, làm tổn thương tới chức năng ăn nhai của răng nó còn gây ra những ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của khuôn miệng và làm ảnh hưởng nhiều hơn nữa khi trẻ lớn lên.

Vì thế để khắc phục những tình trạng xấu này thì bạn nên đưa cháu tới nha khoa để được điều trị dứt khoát nhé.

Ngậm khi ăn

Thói quen này thường có ở các bé khi mới mọc răng và các bé biếng ăn. Ngậm thức ăn quá lâu, thức ăn trong miệng sẽ bị chuyển hóa thành đường, từ đó bám vào răng, gây sâu răng.

Những thói quen xấu làm xấu hàm răng ở trẻ nhỏ 4

Hơn nữa việc ngậm thức ăn lâu sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được cơ thể hấp thụ đủ, gây suy dinh dưỡng, gầy yếu.

Các mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít và đổi thực đơn thường xuyên để kích thích trẻ ăn nhiều.

Ăn uống trước khi ngủ

Sữa, nước trái cây, siro ho, bánh, kẹo,… là những đồ mà các mẹ thường cho trẻ ăn trước khi ngủ mà không cho bé súc miệng. Những đồ uống này tuy tốt cho sức khỏe nhưng cho trẻ ăn trước khi ngủ sẽ khiến răng trẻ dễ bị sâu, trẻ cũng dễ bị tăng cân, béo phì.

Bs Trần Mừng

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính