1. Uống trà nước đầu
Khi pha trà, bạn nên đổ bỏ nước đầu. Đây là cách để "tráng" trà và loại bỏ những chất dư thừa trước khi uống.
Các chuyên gia cảnh báo, quy trình sản xuất trà phải trải qua nhiều công đoạn gia công, đóng gói, vì thế những chất dư thừa như thuốc trừ sâu có thể còn đọng lại và gây hại cho sức khỏe.
2. Uống trà quá nóng (trên 62 độ C)
Sau khi pha trà xong, nước trà còn rất nóng và bạn không nên uống ngay.
Trà quá nóng có thể gây kích thích cổ họng, thực quản và dạ dày. Bạn chỉ nên uống trà khi nhiệt độ xuống dưới 56 độ C.
3. Uống trà buổi sáng sớm
Trà giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước thêm, thậm chí có thể gây chuột rút.
Ngoài ra, việc uống trà ngay khi vừa thức dậy có thể ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật, khiến bạn thấy bồn chồn và buồn nôn.
4. Uống trà quá đặc
Trà đặc chứa một lượng lớn caffeine và theophylline – những chất có tính kích thích mạnh. Việc uống trà quá đặc có thể khiến bạn bị mất ngủ, đau đầu, ù tai, chóng mặt, thậm chí đau dạ dày.
5. Pha trà khi trà đã bị hỏng
Trà không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị ẩm mốc, biến chất... gây hại cho đường ruột của bạn. Vì thế, nếu trà đã để quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách, bạn nên đổ bỏ và sử dụng trà mới.
6. Uống trà sau bữa ăn
Vì tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguy cơ táo bón, tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Nếu duy trì thói quen này lâu sẽ gây thiếu hụt sắt và thiếu máu. Bạn nên uống trà cách 1 giờ trước và sau bữa ăn, lúc bụng không quá đói và quá no.
7. Uống trà pha nhiều lần
Trà pha đi pha lại nhiều lần nước không chỉ giảm chất lượng và độ ngon của trà, mà còn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, lần pha trà đầu tiên triết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích. Lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3 %. Nếu pha lại nhiều lần, các chất độc sẽ tiết ra gây hại sức khỏe.
Vì thế, bạn chỉ nên uống trà đến nước thứ 3 sau đó thay trà mới.
8. Uống trà để lâu
Các chuyên gia sức khoẻ cho rằng trà pha để lâu (qua đêm) thì lá trà sẽ tự động chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà…
Ngoài ra, trà pha xong để quá lâu sẽ bị các vi sinh vật xâm nhập, không có lợi cho đường ruột, có thể gây bệnh tiêu hóa.
LamBạn đang xem bài viết Những tác hại không ngờ đối với sức khỏe nếu uống trà xanh sai cách tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].