Bún vừa dễ nấu lại dễ ăn khi mùa hè nóng nực, nhưng có 4 người không nên ăn nhiều dù thèm đến mấy

Vào hè, các món bún là lựa chọn của nhiều gia đình vì nấu được nhiều món dễ ăn lại rất ngon như bún sườn, bún riêu, bún cá... Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn bún vì có thể khiến người mệt mỏi hơn.

4 người không nên ăn bún, dù thèm đến mấy cũng cố tránh xa.

4 người không nên ăn bún, dù thèm đến mấy cũng cố tránh xa.

Bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ bột gạo, (ngày nay có nhiều loại bún hơn được tạo từ bột nưa, bột rau củ…), tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi.

Thông thường, bún được làm bằng gạo nguyên chất nhưng ngày nay, nhiều người làm bún sẽ sử dụng chất tẩy tinopal (hay còn gọi là huỳnh quang) để tẩy sợi bún trắng, trong, bóng và cả hàn the để sợi bún dai, lâu thiu. Khi mua bún, nên chọn bún có màu trắng đục, chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn.

Rất nhiều món nấu được từ bún như bún sườn, bún riêu, bún cá, bún mọc...

Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn bún.

Ai không nên ăn bún?

Người có vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày, dạ dày tá tràng

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo: Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có vấn đề ở đường tiêu hóa, vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng một ngày để bột nở ra. Trong thời gian này tinh bột sẽ lên men, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn.

Người ốm, bệnh

Khi bị bệnh, bị sốt, thấy không khỏe trong người cũng không nên ăn bún, vì lúc này cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa cũng không tốt như ngày thường. Ngoài tinh bột gạo là thành phần chính làm bún, nhà sản xuất còn có thể thêm các phụ gia có thể không an toàn như bột huỳnh quang để làm sáng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu.

Trẻ nhỏ

Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.

Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua, và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.

V.Linh

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính