Những người không nên ăn bánh trung thu và cách ăn bánh trung thu đúng nhất

Ăn bánh Trung Thu trong ngày hội trăng rằm là tập tục truyền thống của Việt Nam và một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ít ai để ý tới việc ăn bánh như thế nào mới tốt cho sức khỏe?

kinhdo-d5fc1

 

Bánh Trung Thu là đồ ăn nhất định phải có trong Lễ hội Trung thu, ngày mà tất cả đoàn viên trong gia đình hội ngộ.

Tuy nhiên, bánh trung thu chứa nhiều dầu mỡ, đường, là thực phẩm có hàm lượng calo cao, không nên tiêu thụ quá mức.

Nếu như tiêu dùng quá mức có thể gây khó chịu dạ dày, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em càng phải chú ý nhiều hơn.

Các chuyên gia khuyên trong Tết trung thu để thưởng thức bánh trung thu nên lưu ý những điều sau đây:

Nên ăn buổi sáng, không thích hợp ăn buổi tối

banh_trung_thu_cac_nuoc_tieudungplus_(2)

 

Bánh trung thu có lượng đường cao, thức ăn giàu chất béo, buổi sáng hoặc buổi trưa có thể ăn bổ sung thêm năng lượng, cũng không lo ăn bánh nhanh béo.

Nhưng vào buổi tối thì nên ăn ít hoặc là không ăn bánh trung thu, đặc biệt là những người mắc bệnh tim càng không nên ăn, bằng không có khả năng sẽ tăng nguy cơ bị tắc động mạch.

Nên ăn tươi, không nên để quá lâu ngày

Bánh trung thu phần lớn có rất nhiều chất béo, một khi lưu trữ quá lâu, dễ bị hư hỏng, không có lợi cho sức khỏe.

Nên ăn ít, không nên ăn quá nhiều

Bánh trung thu có nhiều bánh dầu, đường tương đối nhiều, tiêu thụ quá mức có thể sẽ dẫn đến bệnh dạ dày, trướng bụng, khó tiêu, ăn mất ngon, đường trong máu cao và các phản ứng khác.

Người cao tuổi, trẻ em càng không nên ăn nhiều.

Cần lưu ý rằng trong bánh trung thu không đường chứa lượng dầu mỡ không ít hơn bánh trung thu thông thường, lượng calo vẫn tương đối cao.

Mỡ trong máu cao, nhóm người có cholesterol cao phải ít ăn nhân thịt, bánh trung thu nhân lòng đỏ trứng gà.

Nên kết hợp ăn bánh trung thu với uống trà

FB_IMG_1506999348437

 

Bởi vì bánh trung thu ăn quá nhiều sẽ cảm thấy ngán, vì vậy nên thưởng thức kết hợp uống nhiều trà xanh. Trà có thể giúp ăn bánh đỡ ngán, trong trà nên pha với một ít hoa, uống sẽ thơm hơn, hiệu quả là tốt hơn.

Ngoài ra, sau khi ăn bánh trung thu tốt nhất uống loại trà có nhiều công hiệu, chẳng hạn như trà khai vị (nước ô mai, vv), loại trà có lợi cho tiêu hóa (như trà hoa anh đào, hà thủ ô...), công hiệu đối với dạ dày cũng khá rõ ràng.

Nên nhắc nhở rằng, bánh trung thu có chứa rất nhiều đường, bất kể bệnh nhân tiểu đường ở loại nào, phải nên tuân thủ không ăn bánh trung thu (trừ bánh trung thu không đường).

Bệnh nhân viêm loét dạ dày, loét hành tá tràng, sau khi ăn bánh trung thu, có thể tăng axit dạ dày, gây bất lợi rất lớn cho chỗ bị viêm loét, do đó không ăn bánh trung thu.

Những người bị bệnh sâu răng sau khi ăn bánh trung thu, càng làm cho chỗ sâu răng nghiêm trọng hơn, còn dẫn đến viêm tủy, do đó bệnh trầm trọng hơn, cố gắng hết sức ăn bánh thật ít, hoặc sau khi ăn bánh trung thu, đánh răng ngay lập tức.

Tiếp theo, những người bị béo phì, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhưng cũng phải cố gắng hết sức vứt bỏ những thứ yêu thích, ăn ít hoặc không ăn bánh trung thu.

Bởi vì những người này sau khi bánh trung thu, mức cholesterol trong máu và hàm lượng triglyceride sẽ tăng cao, máu trở nên dính hơn.

Ngoài ra, ăn bánh trung thu cũng rất dễ viêm túi mật mãn tính, bệnh nhân viêm tụy mãn tính tái phát lại lần nữa, gây đau túi mật và đau bụng. 

Những người nên thận trọng khi ăn bánh trung thu

1. Trẻ em

Mọi người đều biết, đại bộ phận trong bánh trung thu hàm lượng đường rất cao, những thành phần này ở trong khoang miệng vi khuẩn phân chia, sản sinh chất aixit, do đó dẫn đến bị sâu răng, còn tạo thành các mảng bám xung quanh răng.

Do đó, khi ăn bánh trung thu, vạn lần không được quên bảo vệ sức khỏe khoang miệng. Đương nhiên, đối với trẻ em trong thời gian răng đang phát triển, càng phải chú ý.

banh-trung-thu-tre-em

 

Trẻ em 3 tuổi trở xuống cố hết sức không ăn bánh trung thu, 3 tuổi trở lên có thể ăn một chút, tốt nhất không ăn vào buổi tối, tránh tăng gánh nặng cho dạ dày, ăn bánh xong phải nhanh chóng đi đánh răng, loại bỏ những phần còn sót lại trong khoàn miệng.

2. Người cao tuổi

Bánh trung thu là thức ăn có hàm lượng calo cao, người bị tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch và những người đường ruột kém không nên ăn nhiều, và người cao tuổi là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của những bệnh này, vì vậy khi ăn bánh trung thu phải cẩn thận hơn.

Đối với bệnh nhân tiểu đường mà nói, cái gọi là 'bánh trung thu không có đường' không phải là hoàn toàn vô hại, cũng phải chú ý không nên sử dụng quá nhiều.

Người già trong lúc thưởng thức bánh trung thu tốt nhất nên kết hợp với trà, như vậy có thể đỡ ngán hơn.

3. Phụ nữ mang thai

Những phụ nữ đang mang thai càng phải chú ý khi ăn bánh trung thu. Bánh có chứa lượng đường tương đối cao, phụ nữ mang thai ăn nhiều, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bánh trung thu chứa nhiều chất béo, calorie cao, dễ dẫn đến tăng cân quá mức ở phụ nữ có thai, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Ngoài ra, chức năng dạ dày của phụ nữ mang thai cũng tương đối yếu, bánh nhiều dầu nhiều đường, rất khó tiêu hóa.

Vì vậy trong lễ hội Trung thu phụ nữ ăn bánh với lượng vừa phải, để tránh ăn quá nhiều đường và chất béo.

Hà Vũ

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính