1. Giải U23 châu Á năm 2020 được tổ chức ở Thái Lan, bắt đầu từ ngày 8/1 đến ngày 26/1. Trong lần thứ 4 tổ chức, giải vừa là sân chơi cọ xát cho các cầu thủ trẻ châu Á, vừa là cơ hội để các đội tuyển giành vé tham dự Olympic hè 2020 tổ chức ở Nhật Bản.
2. Châu Á sẽ có 4 đại diện góp mặt ở môn bóng đá nam Olympic Tokyo 2020. Trong đó một suất nghiễm nhiên thuộc về nước chủ nhà là U23 Nhật Bản.
Thông qua thành tích tại VCK U23 châu Á 2020, 3 tấm vé còn lại sẽ được xác định như sau:
- U23 Nhật Bản không giành quyền vào bán kết: 3 đội bóng có thành tích tốt nhất tại VCK U23 châu Á 2020 (Vô địch, Á quân, Hạng ba) sẽ cùng U23 Nhật Bản giành quyền tham dự môn bóng đá nam Olympic Tokyo 2020.
- U23 Nhật Bản giành quyền vào bán kết: 3 đội bóng còn lại góp mặt ở bán kết U23 châu Á 2020 sẽ nghiễm nhiên giành quyền tham dự Olympic Tokyo 2020.
3. Chỉ có các cầu thủ sinh từ ngày 1/1/1997 trở đi mới được triệu tập tham dự giải đấu này.
4. Các đội tuyển tham dự giải đấu năm 2020 bao gồm: Thái Lan (chủ nhà), Qatar (nhất bảng A), Bahrain (nhất bảng B, Iraq (nhất bảng C), UAE (nhất bảng D), Jordan (nhất bảng E), Uzbekistan (nhất bảng F), Triều Tiên (nhất bảng G), Hàn Quốc (nhất bảng H), Nhật Bản (nhất bảng I), Trung Quốc (nhất bảng J), Việt Nam (nhất bảng K), Australia (nhì bảng H), Iran (nhì bảng C), Syria (nhì bảng E) và Saudi Arabia (nhì bảng D).
5. 4 SVĐ tổ chức VCK U23 châu Á là Buriram Stadium, Thammasat Stadium, Tinsulanon Stadium và "chảo lửa" Rajamangala Stadium.
6. 16 đội sẽ được chia đều vào 4 bảng, thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm. 2 đội dẫn đầu sẽ lọt vào vòng loại trực tiếp. Mỗi đội được đăng ký 23 cầu thủ tham dự giải.
7. U23 Việt Nam nằm ở bảng D và sẽ thi đấu với U23 UAE ngày 10/1, U23 Jordan ngày 13/1 và U23 CHDCND Triều Tiên ngày 16/1.
8. Công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) sẽ được sử dụng trong các trận đấu tại VCK U23 châu Á 2020.
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết Những điều cần biết về VCK U23 châu Á 2020: Áp dụng công nghệ VAR xuyên suốt giải tại chuyên mục Bóng đá của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].