1. Tác động của nhạc đồng quê đến việc tự tử
Nghiên cứu được thực hiện bởi S. Stack (Đại học Wayne State) và J. Gundlach (Đại học Auburn) vào năm 1992.
'Thời gian phát sóng nhạc đồng quê càng dài thì tỉ lệ tự tử ở người da trắng càng cao.'
Theo tác giả Steven Stack và Jim Gundlach, bài nghiên cứu tìm hiểu 'mối liên hệ giữa nhạc đồng quê và tỉ lệ tự tử ở đô thị.'
Họ đưa ra giả thuyết rằng nhạc đồng quê kích thích tâm lý tự tử. Lý do là chủ đề bài hát thường liên quan đến những vấn đề chung của nhiều người, như hôn nhân tan vỡ, lạm dụng rượu, bất hòa với đồng nghiệp.
'Kết quả sau khi phân tích tổng hợp trên 49 khu vực đô thi chỉ ra rằng, thời gian phát sóng nhạc đồng quê càng dài thì tỉ lệ tự tử ở người da trắng càng lớn.
Tác động này không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân, quê quám, điều kiện kinh tế hay việc có sẵn súng trong nhà.'
2. Kỳ lân có thật
Sinh viên triết học trường King's College London đã từng là nghiên cứu về đề tài liệu kỳ lân có tồn tại thật hay không.
Và kết luận của cô là chúng có thể từng tồn tại.
Ở thời điểm đó, nghiên cứu của cô có thể bị coi là không nghiêm túc và buồn cười, vì kỳ lân được coi là chỉ có trong truyền thuyết.
Nhưng năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch xương sọ ở vùng Pavlodar, Kazakhstan. Họ phát hiện kỳ lân là có thật vào khoảng 29000 năm về trước, có điều chúng nhìn giống tê giác hơn là ngựa, và không đẹp lung linh như ta vẫn nghĩ.
3. Yêu và quan hệ với robot
'Theo dự đoán của tôi, đến khoảng năm 2050, bang Massachusetts sẽ hợp pháp hóa hôn nhân với robot', nhà nghiên cứu robot David Levy tại Đại học Maastricht tại Hà Lan cho biết.
Levy đã hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ về chủ đề quan hệ giữa con người - robot mang tên 'Quan hệ thân mật với người yêu nhân tạo'.
Levy phỏng đoán rằng robot sẽ có ngoại hình giống con người hơn, chức năng và tính cách sẽ khiến nhiều người yêu thích, quan hệ thậm chí là kết hôn cùng chúng.
'Có thể nghe hơi dị,' Levy nói 'Nhưng yêu và quan hệ với robot là không thể thiếu.'
4. Gà thích người đẹp
Đây là nghiên cứu vào năm 2002 của nhóm nghiên cứu S. Ghirlanda, L. Jansson và M. Enquist từ Đại học Stockholm.
Thí nghiệm chỉ ra rằng động vật (mà loài được dùng cho thí nghiệm ở đây là gà) thích những người có khuôn mặt đẹp.
Họ lựa chọn ảnh gương mặt của các sinh viên đại học và phát hiện gà thích mổ lên những bức ảnh mặt đẹp.
5. Áp lực sinh ra khi chim cánh cụt ị
Nghiên cứu tiến hành bởi Victor Breno, Meyer Bremen và Jozsef Gal ở Hungary vào năm 2005. Họ đã sử dụng nguyên tắc vật lú cơ bản để tính toán áp lực sinh ra bên trong trực tràng của chim cánh cụt và tính xem cánh cụt có thể 'bắn' bao xa.
Tiến sĩ Meyer giải thích rằng nghiên cứu đã bắt đầu từ năm 1993 khi ông đến Nam Cực. Theo nghiên cứu, áp lực sinh ra trong trực tràng của chim cánh cụt khiến chúng có thể đẩy phân xa tới 40cm.
6. Thay đổi trong bộ não những tài xế taxi liên quan đến kỹ năng định hướng
Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Lodon do E. A. Maguirevà các cộng sự vào năm 1999 kết luận 'bộ não của những tài xế taxi ở London phát triển hơn người khác'.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích và so sánh giữa những người lái taxi và không lái taxi. Hồi hải mã của các tài xế lớn hơn hẳn những người khác. Thể tích hồi hải mã tương ứng với số năm hành nghề (tăng dần ở hồi hải mã sau và giảm dần ở hồi hải mã trước).
Hồi hải mã hay hồi cá ngựa (hippocampus) là một phần của não trước, là một cấu trúc nằm bên trong thuỳ thái dương. Nó tạo thành một phần của hệ thống Limbic và có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian.
Những số liệu trùng khớp với quan điểm rằng hồi hải mã sau lưu trữ thông tin liên quan đến môi trường và có thể tăng kích thước để thích nghi với mức độ phụ thuộc cao vào kỹ năng định hướng.
Trang ĐặngBạn đang xem bài viết Những đề tài nghiên cứu khoa học kỳ lạ đến khó tin nhưng vẫn được thực hiện trên thế giới tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].