Thông tin từ bệnh viện ĐH Y Hà Nội, ngày 19/10, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân nữ (sinh năm 1976) nhập viện với lý do sốt 4 ngày liên tục. Kết quả các xét nghiệm của bệnh nhân đều âm tính với sốt xuất huyết và cúm. Tối cùng ngày, bệnh nhân xuất hiện cảm giác mệt, huyết áp và men tim tăng cao so với bình thường.
Sau đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chuyển bệnh nhân đến Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) vào 2 giờ sáng ngày 20/10. Tại đây, dù được điều trị tích cực, nhưng đến 6 giờ ngày 21/10, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc tim, viêm cơ tim cấp.
PGS.TS Bùi Hoàng Hải, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Đại học Y Hà Nội cho biết, khi bị biến chứng, bệnh viêm cơ tim là bệnh có diễn biễn tử vong nhanh. Biến chứng của viêm cơ tim thường rất nặng, có thể làm tổn thương cơ tim vĩnh viễn, có thể gây tử vong.
Biến chứng của viêm cơ tim gây ra:
- Suy tim: Không được điều trị, viêm cơ tim có thể làm tổn thương cơ tim dẫn đến không thể bơm máu không đủ nuôi cơ thể.
- Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Nếu cơ tim bị tổn thương như máu chảy trong tim có thể hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông gây bít tắc một trong các động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim. Hoặc nếu cục máu đông trong tim di chuyển đến một động mạch dẫn đến não có thể gây ra đột quỵ.
- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim: Tổn thương cơ tim có thể gây rối loạn nhịp tim.
- Đột tử do tim: Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập (ngừng tim đột ngột) và gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Ở người trẻ tuổi, bệnh viêm cơ tim chiếm tới 20% trong số các nguyên nhân gây đột tử.
Dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim
Bác sĩ Hải cho biết, để phát hiện ra viêm cơ tim ở giai đoạn sớm rất khó vì khi bệnh nhân viêm cơ tim nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau ngực trái nhẹ hoặc khó thở khi gắng sức đo đó mọi người cần chú ý hết sức.
Còn ở trường hợp nặng, các dấu hiệu viêm cơ tim và triệu chứng bao gồm:
-Suy tim: Tim không đủ khả năng bơm máu, biểu hiện qua các triệu chứng sau:
- Mệt
- Hạn chế vận động
- Phù chân
- Khó thở- có thể liên tục hoặc khi hoạt động hoặc chỉ khi nằm
- Đau ngực
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp nhanh hoặc bỏ nhịp.
Bác sĩ Hải khuyến cáo, khi thấy cơ thể có một hay một số dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám.
Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khám bệnh; tiến hành một số xét nghiệm và thăm dò để chẩn đoán xác định. Điều trị viêm cơ tim phụ thuộc vào mức độ nặng và nguyên nhân của bệnh lý này.
Bệnh nhân viêm cơ tim cần đến thăm khám định kỳ, ngay cả khi thấy ổn hơn, có thể bác sĩ phải làm một số thăm dò đánh giá chức năng tim và đánh giá một số di chứng của viêm cơ tim.
Phòng bệnh viêm cơ tim
Bác sĩ Hải cho biết hiện nay chưa có cách phòng ngừa đặc hiệu cho bệnh viêm cơ tim. Để phòng tránh bệnh này, người dân cần thực hiện những vấn đề sau:
- Giữ gìn vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Tránh những hành vi nguy cơ cao để giảm khả năng bị nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV, tình dục an toàn và không sử dụng ma túy bất hợp pháp.
- Giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng: Nếu bạn có thời gian ở những vùng tiếp xúc với côn trùng hãy mặc áo sơ mi dài tay và quần dài để che càng nhiều da càng tốt. Áp dụng đánh dấu hoặc thuốc chống côn trùng có chứa DEET.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh: Luôn cập nhật về các loại vắc-xin được khuyến nghị, bao gồm cả những loại vắc-xin bảo vệ chống lại rubella và cúm - những bệnh có thể gây viêm cơ tim.
- Hạn chế tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh giống như virus hoặc cúm cho đến khi họ bình phục, đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mạn tính.
Mấy ngày gần đây, người dân Hà Nội và một số tỉnh lân cận đang lo lắng trước thông tin trên mạng xã hội về việc có virus lạ viêm cơ tim lây lan nhanh và gây tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Thông tin với phóng viên Gia Đình Mới, các chuyên gia y tế đều khẳng định đây là những tin đồn không có cơ sở, người dân không nên hoang mang.
Việt LinhBạn đang xem bài viết Những dấu hiệu bệnh viêm cơ tim cần nhập viện ngay theo chuyên gia tim mạch chỉ dẫn tại chuyên mục Y tế 24h của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].