Những chiếc máy bán hàng tự động ở khắp mọi nơi nói lên điều gì về xã hội Nhật Bản?

Với hơn 5 triệu chiếc trên toàn quốc, Nhật Bản có mật độ máy bán hàng tự động lớn nhất trên thế giới. Điều này hé lộ nhiều sự thật thú vị về đất nước Mặt trời mọc.

may-ban-hang-tu-dong-nhat-ban

Sự phổ biến của máy bán hàng tự động ở Nhật là không thể chối cãi. Chúng có ở gần như mọi ngóc ngách ở Tokyo – trên phố, trước cửa hàng tạp hóa, khu dân cư cũng như thương mại.

Ước tính, theo Hiệp hội Nhà sản xuất Máy bán hàng tự động Nhật Bản, cứ 23 người có một máy bán hàng tự động.

Doanh số hàng năm rơi vào khoảng hơn 60 tỷ đô la, tương đương 1.363 tỷ VNĐ.

Không chỉ vậy, những chiếc máy này bán đủ mọi thứ, từ thức uống đóng chai, trà, cà phê, thuốc lá, kẹo, súp, đồ ăn nóng, thậm chí cả rượu sake và bia.

Chúng không chỉ nói lên một thói quen mua hàng của người Nhật mà còn thể hiện nhiều điều về nền văn hóa độc đáo của xứ sở Phù tang.

Có người cho rằng, người Nhật, đặc biệt là người Tokyo rất bận rộn, vì vậy họ thích những thứ tiện lợi.

Tuy nhiên, người New York và cư dân nhiều thành phố lớn khác cũng sống rất gấp, vậy mà ở những nơi đó, máy bán hàng tự động không hề phổ biến như vậy.

Dưới đây là một số câu trả lời mà các nhà xã hội học và kinh tế học đưa ra.

1. Chi phí nhân công cao

Empty

Theo GS William A. McEachern của Đại học Connecticut, với tỷ lệ sinh giảm, dân số già và ít người nhập cư, nhân công của Nhật Bản vừa thiếu lại đắt đỏ.

Trong một cuốn sách về kinh tế vĩ mô của mình, GS McEachern đã chỉ ra rằng những chiếc máy bán hàng tự động chính là giải pháp cho vấn đề này vì họ có thể cắt giảm được nhu cầu thuê nhân viên bán hàng.

Robert Parry, một giảng viên kinh tế ở Đại học Kobe của Nhật cũng đồng tình với quan điểm này.

‘Với sự phát triển kinh tế vượt bậc thời hậu chiến, chi phí nhân công tăng kỷ lục.

Trong khi đó, những chiếc máy bán hàng chỉ cần một người vận hành đến kiểm tra định kỳ để bổ sung hàng hóa và lấy hết tiền ra’.

2. Mật độ dân số cao và nhà đất đắt đỏ

Empty

Với dân số khoảng 127 triệu người nhưng diện tích chỉ bằng California, Nhật Bản là một trong những đất nước có mật độ dân số cao nhất thế giới, đặt biệt là khi 75% diện tích của đất nước này là đồi núi.

93% dân số Nhật sống ở các thành phố.  

Mật độ dân số cao đã dẫn đến giá nhà đất cao ngất ngưởng trong hàng thập kỷ.

Chính hai điều này dẫn đến người Nhật không có nhiều chỗ để tích trữ hàng hóa và các công ty thà đầu tư vào máy bán hàng tự động hơn là mở cửa hàng bán lẻ vì họ có thể thu lại nhiều lợi nhuận từ mỗi mét vuông đất hơn.

3. Ít tội phạm

Empty

Nhật Bản từ lâu đã được biết đến với tỷ lệ tội phạm cực kỳ thấp. Theo một báo cáo tội phạm của Liên hợp quốc vào năm 2010, Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ trộm cắp thấp nhất thế giới.

Đặc biệt, tội phá hoại của công và trộm tài sản ở đất nước này rất hiếm. Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, các máy bán hàng tự động rất ít khi bị phá hoại hoặc lấy cắp, dù thường được đặt ở những vị trí vắng vẻ và bên trong có hàng chục nghìn yen Nhật.

Điều này trái ngược hẳn với ở Mỹ, các công ty máy bán hàng tự động không dám đặt các máy hoạt động riêng lẻ bên đường vì sợ bị phá hoại hoặc trộm cắp.

4. Một xã hội chuộng tiền mặt

Empty

Còn một khía cạnh khác của văn hóa Nhật khiến người nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ cảm thấy rất ngạc nhiên, đó là việc họ chủ yếu sử dụng tiền mặt.

Người Mỹ thường dùng thẻ tín dụng để mua hầu như mọi thứ. Trong khi đó, ở Tokyo, thậm chí các ga tàu cũng không chấp nhận thẻ tín dụng để mua vé tàu điện.

Các chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn có nhận thẻ tín dụng nhưng phần lớn các cửa hàng thì không.

Kết quả là, bạn thường mang theo người một lượng lớn tiền mặt, không chỉ tiền giấy mà cả tiền xu.

Tiền xu của Nhật có các mệnh giá như 50 yen, 100 yen và 500 yen (1 yen = 200 VNĐ).

Vì thế, bỏ xu vào các máy bán hàng tự động cũng là một cách thiết thực và hữu hiệu để bỏ bớt những đồng xu trong túi.

5. Niềm đam mê với sự tự động hóa

Empty

Văn hóa Nhật bị ám ảnh bởi sự tự động hóa và robot, đó là ghi nhận của nhà báo Tsutomu Washizu trên tờ The Japan Times.

Trong một cuốn sách về lịch sử máy bán hàng tự động ở Nhật, nhà báo này đã khẳng định đây là nguyên nhân chính giúp cho những chiếc máy này trở nên phổ biến như vậy.

‘Không có một đất nước nào sự tự động hóa lên ngôi đến thế. Người Nhật rất yêu thích và tin tưởng các hệ thống tự động’ – ông viết.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính