Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Nhóm máu B là gì? Các đặc điểm của nhóm máu B

Nhóm máu B là một trong những nhóm máu hiếm trên thế giới. Những người có nhóm máu B có khả năng cao mắc một số bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp,… Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu B là gì và các đặc điểm của nhóm máu B qua bài viết sau nhé!

1 Tìm hiểu về nhóm máu B

Nhóm máu B là gì?

Nhóm máu B là nhóm máu hiếm thứ hai trên thế giới chỉ sau nhóm máu AB. Nhóm máu này có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương.

Trong số các chủng tộc trên thế giới thì người da trắng có tỷ lệ thuộc nhóm máu này cao hơn so với da màu.

Nhóm máu B có kháng nguyên B trong hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương

Nhóm máu B có kháng nguyên B trong hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương

Nhóm máu B có thể cho và nhận máu từ nhóm nào?

  •  Nhóm máu B-: Hồng cầu trong nhóm máu này có thể truyền cho bệnh nhân mang nhóm máu B và AB nhưng những người mang nhóm máu B- chỉ nhận được máu từ nhóm B- và O-.
  • Nhóm máu B+: Hồng cầu trong nhóm máu này có thể truyền cho bệnh nhân mang nhóm máu B+ và AB+. Tuy nhiên, nhóm máu B+ có thể nhận được máu từ nhóm B+, B-, và AB+, AB-.

Nhóm máu B nhận được máu từ người có cùng nhóm hoặc người mang nhóm máu O

Nhóm máu B nhận được máu từ người có cùng nhóm hoặc người mang nhóm máu O

2 Phân loại nhóm máu 

Các thành phần cơ bản của máu

Máu chứa các thành phần chính như:

  • Hồng cầu: Là những tế bào hình đĩa, lõm hai mặt giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
  • Bạch cầu: Là tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Huyết tương: Là chất lỏng màu vàng chứa protein và muối.
  • Tiểu cầu: Là tế bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

Ngoài ra, trên bề mặt hồng cầu còn chứa các kháng nguyên mang nhiều chức năng khác nhau:

  • Vận chuyển các phân tử khác vào và ra khỏi tế bào.
  • Duy trì cấu trúc của các tế bào hồng cầu.
  • Phát hiện các tế bào xấu có khả năng gây bệnh.

Đặc biệt, trong huyết tương của máu chứa các kháng thể do tế bào bạch cầu tạo ra. Những kháng thể này có khả năng tấn công những kháng nguyên mà chúng cho là lạ trong cơ thể.
Kháng nguyên và kháng thể không chỉ là hai yếu tố cần thiết của hệ thống miễn dịch mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền máu cũng như khi xác định nhóm máu.

Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, nếu một người nhận được tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên chưa từng có trước đây trong hệ thống của con người thì cơ thể họ sẽ từ chối và tấn công các tế bào hồng cầu mới, gây ra những phản ứng nghiêm trọng như sốc truyền nhầm nhóm máu và có thể dẫn đến tử vong.

Thành phần cơ bản của máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương

Thành phần cơ bản của máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương

Phân loại nhóm máu

Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu.

Mỗi hệ nhóm máu lại được chia nhỏ thành các nhóm máu khác nhau dựa trên sự xuất hiện của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó.

Hệ nhóm máu Rh chứa hơn 50 kháng nguyên rất đa dạng và phức tạp, trong đó kháng nguyên D là phổ biến và hai nhóm máu của hệ Rh thường gặp nhất là: Rh(D) dương hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D) âm hay còn gọi là Rh(D)-.

Hệ nhóm máu ABO có 4 nhóm máu là: A, B, O và AB. Kết hợp với hệ nhóm máu Rh người ta chia hệ ABO thành 8 nhóm máu phổ biến như: A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB-.

Hệ ABO thành 8 nhóm máu phổ biến là A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB-

Hệ ABO thành 8 nhóm máu phổ biến là A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB-

3 Cách xác định nhóm máu

Bạn có thể xác định nhóm máu của mình theo những cách sau:

  • Hỏi bác sĩ: Trong quá trình khám chữa bệnh, có thể bạn đã thực hiện các xét nghiệm máu, hãy hỏi bác sĩ để xác định nhóm máu của mình.
  • Tham gia hiến máu tình nguyện nếu bạn đủ điều kiện: Khi tham gia hiến máu, nhóm máu của bạn sẽ được ghi trên túi máu hoặc bạn hãy hỏi nhân viên tình nguyện để biết nhóm máu của mình.
  • Sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm máu tại nhà: Nhân viên y tế sẽ dùng kim chích vào ngón tay của bạn và nhỏ những giọt máu lên một tấm thẻ đặc biệt. Sau đó quan sát những phản ứng của máu như đông lại hay lan ra và đối chiếu với hướng dẫn đi kèm để xác định nhóm máu.

Sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà có thể xác định nhóm máu

Sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà có thể xác định nhóm máu

4 Nhóm máu B ảnh hưởng như thế nào đến tính cách?

Ở Nhật Bản, người ta cho rằng nhóm máu có thể ảnh hưởng đến tính cách của một người và họ gọi đó là ketsueki-gata.

Ketsueki-gata là khái niệm chỉ tính cách nhóm máu không dựa trên bằng chứng khoa học nào nhưng niềm tin này vẫn phổ biến và lan truyền rộng rãi ở Nhật Bản và các quốc gia Châu Á khác. Ngày nay, xu hướng này ngày càng phát triển và thu hút được sự quan tâm ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ. 

Theo Ketsueki-gata, những người mang nhóm B được cho là mạnh mẽ, nhiệt huyết, đồng cảm và quyết đoán, nhưng đôi lúc họ cũng ích kỷ và có những hành vi thất thường. Những người mang nhóm máu này được cho là dễ dàng xảy ra xung đột với những người có nhóm máu A.

Những người mang nhóm B được cho là mạnh mẽ, nhiệt huyết, đồng cảm và quyết đoán

Những người mang nhóm B được cho là mạnh mẽ, nhiệt huyết, đồng cảm và quyết đoán

5 Nhóm máu B có hiếm không?

Hệ nhóm máu ABO bao gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỉ lệ phân bố ở Việt Nam như sau: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.  

Kết hợp với hệ nhóm máu Rh thì ở nước ta, có đến 99,96% thuộc nhóm máu Rh D(+) (tức là O+ hoặc A+ hoặc B+ hoặc AB+), nhưng chỉ có 0,04 – 0,07% dân số thuộc nhóm máu Rh D(-) (tức là O- hoặc A- hoặc B- hoặc AB-).  

Để xác định một nhóm máu có hiếm hay không người ta dựa vào tỷ lệ kháng nguyên khác nhau cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kháng nguyên này bao gồm: chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.

Ở Việt Nam, ước tính khoảng 0,1% dân số mang nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-). Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.

Dựa vào những số liệu trên, có thể nói rằng nhóm máu B- là một trong những nhóm máu hiếm ở nước ta.

Nhóm máu B- là một trong những nhóm máu hiếm

Nhóm máu B- là một trong những nhóm máu hiếm

6 Người nhóm máu B dễ mắc bệnh gì?

Bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được thực hiện với quy mô lớn ở Pháp đã chỉ ra rằng không có mối liên quan nào giữa nhóm máu Rh và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp nhất trong khi đó người mang nhóm B+ có khả năng mắc tiểu đường loại 2 cao nhất, tiếp theo là những người mang nhóm máu AB+, A- và A+.

Đánh giá dựa trên chỉ số lipid và đường huyết lúc đói cho thấy người mang nhóm máu AB có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất, theo sau là nhóm B và nhóm A so với nhóm máu O ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhất.

Đặc biệt, bạn hãy lưu ý rằng nhóm máu không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường mà các yếu tố nguy cơ như: chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động,... mới là nguyên nhân chủ yếu.

Những người mang nhóm B+ có khả năng mắc tiểu đường loại 2 cao nhất

Những người mang nhóm B+ có khả năng mắc tiểu đường loại 2 cao nhất

Tăng huyết áp

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng kháng nguyên nhóm máu và bệnh tăng huyết áp có mối liên quan với nhau. Khi so sánh các phương pháp kiểm soát huyết áp giữa những bệnh nhân bị tăng huyết áp bình thường và tăng huyết áp vô căn hoặc tái tạo, các nhà khoa học nhận thấy sự thay đổi quan trọng về tỷ lệ kháng nguyên nhóm máu MNS.

Một nghiên cứu cho thấy những người mang nhóm máu B có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp, tiếp theo là nhóm máu A và nhóm máu AB có tỷ lệ thấp nhất.

Ngoài ra, mối liên quan giữa nhóm máu A và huyết áp tâm thu của người da trắng cũng đã được chứng minh.

Những người mang nhóm máu B có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp

Những người mang nhóm máu B có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp

Bệnh truyền nhiễm

Các yếu tố kháng nguyên, kháng thể trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có mối liên quan trực tiếp với những bệnh truyền nhiễm.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thể tạo ra kháng thể H (A1 và B) có khả năng chống lại bệnh dịch hạch và dịch tả tốt hơn và những người mang kháng thể kháng A (nhóm máu B và O) có khả năng chống lại bệnh đậu mùa tốt hơn.

Ngoài ra, những người mang nhóm máu B cũng được báo cáo có tỷ lệ cao mắc bệnh lậu, bệnh lao và Streptococcus pneumoniae, E. coli, nhiễm khuẩn salmonella. Tuy nhiên, một loại virus gây nôn mửa phụ thuộc vào chủng có tên là Norovirus lại có ít nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế khả năng tấn công hơn ở những người mang nhóm máu B trong khi nhóm máu O có nguy cơ cao hơn.

Những người mang kháng thể kháng A (nhóm máu B và O) có khả năng cao chống lại bệnh đậu mùa

Những người mang kháng thể kháng A (nhóm máu B và O) có khả năng cao chống lại bệnh đậu mùa

Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh ung thư dẫn đến tử vong phổ biến thứ 7 trên thế giới và gây ra hậu quả vô cùng nặng nề.

Những người mang nhóm máu B có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy ngoại tiết cao nhất, tiếp theo là nhóm máu AB và A so với nhóm máu O. Ngoài ra, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày và tuyến tụy của nhóm máu A, B và AB được cho là cao hơn những nhóm còn lại lần lượt là 25% và 17%.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của TS. Brian Wolpin, nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy đối với với nhóm máu AB là 72%, nhóm máu B là 51% và nhóm máu A 32%.

Những người mang nhóm máu B có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy ngoại tiết cao nhất

Những người mang nhóm máu B có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy ngoại tiết cao nhất

7 Nhóm máu B nên ăn gì và kiêng gì?

Lectin (một loại protein) trong một số thực phẩm có thể liên kết với kháng nguyên trong máu và làm chúng dính lại với nhau, gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu và các vấn đề tiêu hóa.

Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng phù hợp với nhóm máu có thể cải thiện những vấn đề này và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Nhóm máu A: phát triển mạnh nhờ chế độ ăn chay.
  • Nhóm máu B: phát triển mạnh nhờ chế độ ăn nhiều sữa.
  • Nhóm máu O: phát triển mạnh nhờ chế độ ăn giàu protein động vật.
  • Nhóm máu AB: là sự kết hợp chế độ ăn của nhóm máu A và B.

Nhóm máu B nên ăn gì?

Nếu bạn là người mang nhóm máu B thì một số thực phẩm sau đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn: củ cải, bông cải xanh, cà rốt, sữa bò, phô mai tươi, phô mai mozzarella, sữa chua, bánh mì yến mạch, cà tím, ớt,...

Những người mang nhóm máu B nên ăn củ cải, bông cải xanh, cà rốt, sữa bò, phô mai,...

Những người mang nhóm máu B nên ăn củ cải, bông cải xanh, cà rốt, sữa bò, phô mai,...

Nhóm máu B kiêng ăn gì?

Những người mang nhóm máu B nên tránh những loại thực phẩm như: ngô, lúa mì, cà chua, hạt vừng, đậu phộng, đậu nành, thịt gà,...

Những người mang nhóm máu B nên tránh những loại thực phẩm như ngô, cà chua,...

Những người mang nhóm máu B nên tránh những loại thực phẩm như ngô, cà chua,...

 Xem thêm: 

  • Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu
  • Quyền lợi đối với người hiến máu tình nguyện
  • Chăm sóc cơ thể như thế nào sau khi hiến máu?
  • Bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về nhóm máu B và các đặc điểm của nhóm máu B. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân của mình nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính