Phân tích Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Quân đội (MBS) cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2019 trị giá 142 tỉ USD, dự báo sẽ đạt 180 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, bán lẻ bách hoá chiếm giá trị lớn nhất với khoảng 60 tỉ USD.
Quy mô thị trường khổng lồ lý giải việc bán lẻ bách hóa trong vài năm gần đây liên tục cạnh tranh khốc liệt với các thương vụ M&A. Trên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp thuộc ngành này luôn được các nhà đầu tư nước ngoài săn đón.
Cái tên sáng giá trên 'mỏ vàng' bán lẻ hiện đại
McKinsey dự báo, quy mô hiện tại của thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 7,3% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Đặc biệt, kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng nhanh ở mức CAGR là 25,8% giữa năm 2018 và 2023, nhiều hơn gấp đôi so với các quốc gia trong khu vực.
Việt Nam nước có tốc đô thị hóa nhanh nhất Đông Nam Á, hơn 2,6%/năm cho giai đoạn từ 2015-2020, dự kiến tỷ lệ thành thị tại Việt Nam sẽ lên tới con số 55% vào năm 2030. Cùng với quy mô dân số gần 100 triệu người và sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.
Đô thị hóa dẫn đến sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng, vì thời gian mua sắm càng ngày càng eo hẹp nên họ có nhu cầu cho các thực phẩm tiện lợi, dễ nấu, đóng gói thức ăn sạch đồng thời càng ngày mọi người càng ý thức cao về an toàn thực phẩm. Đây là cơ hội vàng cho bán lẻ hiện đại mở rộng thị phần.
Theo Vietnam Report, VinCommerce (VCM) - công ty sở hữu hệ thống VinMart và VinMart+ là cái tên có điểm số uy tín hàng đầu và giữ vững vị trí đầu bảng trong hai năm liên tiếp 2018 và 2019.
Sau 6 năm hoạt động, VCM là chuỗi bán lẻ hiện đại có số lượng điểm bán lớn nhất cả nước với 131 siêu thị VinMart và gần 2900 cửa hàng tiện lợi VinMart+, vượt trội hơn hẳn so với các hệ thống bán lẻ có tuổi đời trên 20 năm như BigC, Saigon Coop.
VCM đang chiếm 30% thị phần kênh bán lẻ hiện đại trên toàn quốc, sở hữu dữ liệu khách hàng lớn nhất với 8 triệu khách hàng và là mạng lưới bán lẻ hiện đại duy nhất có độ phủ toàn quốc khi có mặt tại 60 tỉnh, thành phố.
Tháng 12/2019, thị trường bán lẻ chứng kiến thương vụ M&A bạc tỷ khi Masan – Tập đoàn tiêu dùng hàng đầu Việt Nam mua lại VinCommerce từ Tập đoàn VinGroup. Sau khi Masan nắm quyền điều hành, VCM chuyển sang giai đoạn cải thiện hiệu quả hoạt động sau khi đã vượt xa các đối thủ về quy mô.
Điển hình, trong nửa đầu năm 2020, biên EBITDA của chuỗi VinMart+ tại Hà Nội tăng lên 2% so với 1% của cùng kỳ 2019. Trong bối cảnh dịch Covid-19 và giãn cách xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp bán lẻ, VinMart+ tại Hà Nội vẫn đạt kết quả kinh doanh khả quan, cho thấy các giải pháp được Masan triển khai đang phát huy hiệu quả.
Cụ thể, VinCommerce sẽ đóng cửa các cửa hàng VinMart+ hoạt động không hiệu quả, đồng thời mở mới ở các khu vực tiềm năng. Cùng với đó, tăng tỷ trọng hàng tươi sống, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, phục vụ nhiều hơn nhu cầu của khách hàng tại một điểm bán.
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 ghi nhận, biên EBITDA của chuỗi VinMart tại Hà Nội đạt 0,5% so với mức EBITDA -0,2% vào nửa cuối năm 2019. Đồng thời, biên EBITDA của VCM đã cải thiện từ -9% thành -7%.
Người Việt làm chủ 'sân chơi' bán lẻ: người tiêu dùng và doanh nghiệp nội địa đều hưởng lợi
Masan Group công bố, năm 2020 sẽ tập trung cải thiện hoạt động của VCM để đưa chuỗi bán lẻ này về mục tiêu hòa vốn, bắt đầu có lợi nhuận từ năm 2021. Các chiến lược cụ thể:
Thương hiệu và Định vị: Tận dụng thế mạnh xây dựng thương hiệu, vận dụng sự thấu hiểu người tiêu dùng vào chiến lược marketing để thu hút sự ủng hộ của khách hàng.
Mới đây, trong một video quảng cáo, Masan đưa thông tin sẽ đổi tên VinMart thành WinMart.
Việc đổi tên thống nhất với nội dung được Ban lãnh đạo VCM công bố tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2020 diễn ra tháng 6 vừa qua.
Mở mới siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại các khu vực giàu tiềm năng để tiếp tục duy trì quy mô và thị phần đứng đầu
Ứu dụng công nghệ vào quản lý và vận hành chuỗi, phát triển mô hình tích hợp online-to-offline.
Đổi mới và phát triển đa kênh sẽ là một khác biệt quan trọng của VinMart/VinMart+, cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm độc đáo, thú vị.
Danh mục sản phẩm: Tập trung vào các thương hiệu và sản phẩm chủ chốt để thúc đẩy 80% hiệu quả kinh doanh, xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng, tăng tỷ lệ hàng tươi sống như rau củ quả VinEco, thịt mát MEATDeli sẽ là một trong những động lực để VinMart/VinMart+ thu hút khách hàng.
VinCommerce ghi nhận, doanh thu bán lẻ của các nhãn hàng riêng như MEATDeli, VinEco, VinMart Care, VinMart Good,… tăng 10% trong quý II/2020 so với mức 8% trong quý II/2019.
Nhãn hàng riêng được VinCommerce đặt trọng tâm để tăng tốc trong 18 tháng kế tiếp với mục tiêu đóng góp ít nhất 30% doanh thu trong dài hạn.
Ở ngành hàng Chăm sóc cá nhân và gia đình, đại diện Masan cho biết đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và mang đến các sản phẩm đột phá cho người tiêu dùng Việt.
Gần đây, Masan đã cho ra mắt bột giặt Joins 2 trong 1 – bột giặt đầu tiên và duy nhất hiện nay vừa có công dụng làm sạch, vừa kèm tính năng xả vải.
Những bước đi lạc quan trên là minh chứng cho sự vươn mình mạnh mẽ của các nhà bán lẻ nội địa trên sân nhà. Hệ thống bán lẻ có độ phủ lớn nhất cả nước do người Việt làm chủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất nội địa.
Người tiêu dùng có được trải nghiệm mua sắm tốt nhất, nhanh chóng, tiện lợn, hàng hóa chất lượng đảm bảo nguồn gốc. Hàng Việt đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng sẽ có cơ hội tiếp cận với hàng triệu người tiêu dùng.
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Nhiều tín hiệu tích cực từ VinCommerce sau nửa năm về với Masan tại chuyên mục Kinh doanh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].