Sống tại bang New Jersey, bà mẹ đơn thân này làm việc như một tác giả, biên tập viên cho các tờ báo hàng đầu của Mỹ, Úc.
Cuốn sách ‘Ratttled!’ của Christine được giới thiệu trên The NewYork Times, và Sunday Times đánh giá cô là: ‘Người dẫn đầu làn sóng các bà mẹ hiện đại, với khả năng tái phát minh thể loại sách do cha mẹ xuất bản’.
Đôi lúc, tôi là một người mẹ tồi
‘Mới 6 giờ tối mà mẹ!’ – Jack nói với giọng rên rỉ dễ thương, đôi mắt to nâu của thằng bé ngơ ngác tìm kiếm khuôn mặt tôi.
‘Mẹ biết, cưng. Mẹ không ngủ được. Giờ mẹ chỉ muốn nghỉ một chút’.
‘Sao mẹ không nghỉ ngay ở đây trong khi con chơi Lego, con sẽ tắt TV, hoặc là mẹ có thể xem chương trình TV mà mẹ thích’
‘Mẹ thực sự chỉ cần nằm nghỉ trên giường chút thôi’ – tôi nói và cảm thấy thật tồi tệ. Ít ra thì chúng tôi đã kịp ăn tối và bát đĩa đã ở trong bồn rửa.
‘Okey’ - Jack nói – ‘Con sẽ trông Lucy hộ mẹ’. Lucy là chú cún con lông vàng 2 tuổi hai mẹ con tôi nuôi trong nhà.
Chúng tôi mang Lucy về nhà vào tuần trước khi tôi bất ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Tôi chăm sóc Lucy, trong khi đối mặt với bệnh ung thư và làm ‘tài xế’ cho Jack đi tới đi lui giữa nhà và trại hè. Thế mà, Lucy đã trải qua tất cả hành trình khó khăn ấy với chúng tôi – tới nay đã 2 năm.
Trong lúc tôi đang thầm cảm ơn Jack vì lời hứa ‘trông trẻ’ của thằng bé, thì Lucy đã nhảy tót lên giường tôi. Nó luôn luôn muốn bảo vệ che chở tôi.
Jack đánh thức tôi dậy lúc 8 giờ 30 phút tối. Tôi cảm thấy mình là một bà mẹ tào lao nhất trên thế giới.
Con trai tôi đã 8 tuổi, không phải là 2 tuổi, vì vậy tôi không phải lo lắng về việc thằng bé ngã lao đầu khỏi giường hoặc nuốt một thứ gì đó, nhưng đó vẫn là một cảm giác khủng khiếp khi để nó chơi một mình.
Tôi làm cho Jack một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ, với một ít cà rốt sấy, bánh quy yến mạch cookie và sữa. Tôi nói chuyện với con một chút từ bên ngoài phòng tắm, trong khi con tắm.
Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy, với cảm giác 'người mẹ tội lỗi' thấm đẫm trong lòng.
Đối mặt với bệnh ung thư
Vào mùa hè năm 2014, tôi được chẩn đoán có một dạng ung thư tuyến giáp hiếm gặp được gọi là biến thể nang trứng của ung thư biểu mô nhú. Trải qua hai lần phẫu thuật, tôi vẫn còn một khối u 4 cm và toàn bộ tuyến giáp bị cắt bỏ.
Tôi cần xạ trị và uống thuốc mỗi sáng để tiếp tục sống.
Ung thư tuyến giáp, trong khi tôi đã từng khỏe mạnh, hạnh phúc và rắn rỏi với cân nặng 48 kg?
Nghĩ đến điều đó, tôi thực sự mệt mỏi, tuyệt vọng và đẫm lệ. Tôi cảm thấy không hài lòng khi mình đang tăng cân. Thực ra không phải ngày nào cũng như vậy.
Một vài buổi sáng, tôi thức dậy sớm và và cảm thấy thật tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng: ‘Này mọi người, tôi sẽ trở lại là chính mình trong 24h tới’.
Sáng thứ bẩy tuần trước là một ngày như vậy. Jack gọi tôi dậy lúc 7 giờ sáng. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Tôi tỉnh dậy, cho chú chó Lucy ra ngoài trời, cho Jack ăn sáng và… lăn lại giường.
‘Mẹ ơi, dậy đi nào’ – thằng bé van vỉ.
Thật là tồi tệ khi cảm thấy ốm mệt, mà bạn lại có một đứa con phụ thuộc hoàn toàn và duy nhất vào bạn (cha của nó làm gì có ở bên cạnh). Tôi đã ngủ đến tận10 giờ, uống một chút cà phê, sau đó cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn.
Tôi đưa Jack đến một bữa tiệc sinh nhật, nơi con chơi đùa với các bạn còn tôi thì tán chuyện với một bà mẹ quen biết. Bọn trẻ làm cho tâm trạng của tôi được cải thiện thật nhiều.
Tâm trạng – đó chính là điều mà tuyến giáp kiểm soát, cùng với sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. Tuyến giáp giống như một viên pin, nó nói chuyện với mọi tế bào trong cơ thể của bạn. Tuyến giáp của tôi thì đã biến mất, thay vào đó là một vài viên thuốc màu xanh.
Nhưng Jack, dù cho con không nhận thức được, đã thực sự giúp tôi giải quyết các phản ứng phụ của ung thư tuyến giáp.
Có một đứa con – đặc biệt là làm mẹ đơn thân – nghĩa là tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dậy sớm mỗi sáng.
Tôi nghĩ chắc chắn nếu không có cái con người nhỏ bé mà tôi phải trông nom ấy, sẽ có những ngày dài tôi chỉ muốn trốn trong chăn mà thôi.
Tôi vô cùng biết ơn Jack – người lãnh đạo tinh thần đáng quý của tôi.
Jack đã thực sự giúp tôi giải quyết các phản ứng phụ của ung thư tuyến giáp. Có một đứa con – đặc biệt là làm mẹ đơn thân – nghĩa là tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dậy sớm mỗi sáng.
Tôi nghĩ chắc chắn nếu không có cái con người nhỏ bé mà tôi phải trông nom ấy, sẽ có những ngày dài tôi chỉ muốn trốn trong chăn mà thôi.
Thằng bé thực sự là một người đồng hành đáng tin cậy của tôi trong suốt 2 năm qua. Con không bao giờ phàn nàn khi tôi đeo theo con tới phòng xét nghiệm máu và còn đề nghị nắm tay tôi ‘để mẹ không bị đau quá, mẹ à!’.
Con đến bệnh viện cùng với tôi và thậm chí chờ đợi ở đó để lấy bệnh án
Nhưng đôi khi, tôi không thể mang theo con.
Gần đây, trong lúc tôi đang tập chạy ở phòng gym thì bác sĩ gọi điện thông báo tôi lại đến lịch siêu âm đáng nguyền rủa như lệ thường.
Tôi nhớ mình đã dừng lại vòng chạy trên máy, trong khi những người xung quanh vẫn cần mẫn tập. Phụ tá bác sĩ nói: ‘Họ đã tìm ra thứ gì đó’.
Tôi lau mồ hôi trán bằng tay áo và lắng nghe khi cô phụ tá giải thích tôi cần làm sinh thiết bằng kim nhỏ tại các hạch bạch huyết của tôi. Lúc đó có Jack ở bên, cả hai mẹ con tôi đều đứng đờ ra, tôi vẫn đứng trên máy tập chưa quyết định làm gì tiếp theo.
Rồi tôi lại chạy… Jack và tôi bắt đầu hát nghêu ngao: “Bơi lội, bơi lội nào, chỉ cần bơi thôi’ – một giai điệu trong phim ‘Đi tìm Nemo’, các nhân vật thường hay hát khi mọi thứ trở nên khó khăn.
Bệnh ung thư tốt
Tôi sống ở phía Nam New Jersey ngay cạnh biển, trong khi các bác sĩ của tôi thì ở phía Bắc bang này. Vì thế một đêm trước khi tôi đi sinh thiết tế bào, tôi gửi Jack và Lucy đến nhà anh trai tôi.
Tôi cuốn Jack vào cái túi ngủ, cùng với những trang phục gọn gàng, quần áo chơi bóng rổ, quần short, vớ và iPad của con.
Tôi để nước và đồ ăn nhẹ vào hộp cơm trưa của con, nhưng để giấy nhớ vào đó để nhắc anh trai tôi: ‘Cho thêm sandwich kẹp phô mai’. Tôi đã nhắn tin cho anh tôi để chắc chắn rằng anh có thểm chuẩn bị thêm bánh sandwich cho con.
Sáng sớm hôm sau, tôi đã lái xe suốt 2 giờ liền, tự đến bệnh viện. Trong một căn phòng nhỏ xíu, tôi thay áo choàng của bệnh viện và nằm vào ghế để được đưa đi xét nghiệm.
Bác sĩ X quang đã đến và đưa cho tôi một thuốc gây tê tại chỗ trong cổ tôi. Bàn tay tôi xoắn chặt lại. Tiếp theo, ông dùng 5 cái kim mỏng để chiết xuất tế bào từ hạch bạch huyết.
Nhìn chằm chằm vào trần nhà phòng khám, tôi nghĩ về Jack ở trường. Đó là ngày có môn nghệ thuật – môn học yêu thích của con.
Tôi dừng lại lau mồ hôi trán bằng tay áo và lắng nghe khi cô phụ tá giải thích tôi cần làm sinh thiết bằng kim nhỏ tại các hạch bạch huyết...
Rồi tôi lại chạy… Jack và tôi bắt đầu hát nghêu ngao: “Bơi lội, bơi lội nào, chỉ cần bơi thôi’ – một giai điệu trong phim ‘Đi tìm Nemo’, các nhân vật thường hay hát khi mọi thứ trở nên khó khăn.
Tôi biết mọi thứ đã xong khi bác sĩ để một ít đá trên cổ tôi.
Các kỹ thuật viên siêu âm cởi mở và thân thiện. Họ nói rằng tôi còn quá trẻ để bị bệnh ung thư - nhưng may mắn là chỉ ‘ung thư tốt’.
Tôi nghe cụm từ đó mọi lúc. Ung thư tuyến giáp được coi là ‘ung thư tốt’ vì hầu hết mọi người không chết vì nó.
Có khoảng 62.000 trường hợp ung thư tuyến giáp mới mỗi năm ở Hoa Kỳ và phụ nữ chiếm 75% trong số họ. Nhưng có ít hơn 2.000 người chết mỗi năm do ung thư tuyến giáp.
Tôi trở lại nhà anh trai tôi để đón Jack. Chúng tôi nhanh chóng đi ra ngoài để ăn bánh pho mát và nói về những thứ hạnh phúc như Mine Craft, mùa giải Little League sắp tới và con chó đáng yêu ngớ ngẩn của chúng tôi.
Tôi thay đổi chủ đề bất cứ khi nào thằng bé đề cập đến bệnh ung thư. Jack vẫn còn nhỏ, đủ để có thể dễ dàng bị phân tâm.
Trở thành ‘super - mom’
Một vài ngày sau, các kết quả sinh thiết đã xong, thật may là tôi không cần phẫu thuật.
Nhưng bác sĩ chuyên khoa về ung thư đã hướng dẫn tôi một chế độ ăn kiêng iốt thấp, cơ bản là ăn một loạt thực phẩm nhạt như quinoa, rau húng và thịt nướng - không có sữa, không muối.
Về cơ bản, đó lại là ước mơ của một đứa trẻ 8 tuổi. Jack rất ủng hộ chế độ ăn này. Một bữa cu cậu có thể chén cả pizza đặt sẵn, gà nấu chanh, cơm gạo lứt và salad cùng với mẹ.
Tiếp theo đó là một cuộc marathon 2 buổi hẹn khám với bác sĩ vào 9 giờ sáng. Thuốc này giúp xác định có còn lại các tế bào tuyến giáp hay các tế bào ung thư tuyến giáp trong cơ thể tôi hay không.
Hài hước là, tôi còn phải đi thử thai. Tôi phải chắc chắn là không mang thai vì việc chụp X quang có hại cho thai nhi.
Tôi phải nạp một lượng nhỏ chất iốt phóng xạ dưới dạng thuốc viên, sau đó tôi được đưa vào máy quét. Viên thuốc giúp phát sáng như đèn Giáng sinh bất cứ nơi nào có tế bào ung thư trong cơ thể của tôi.
Năm 2015, khi xét nghiệm như vậy, có một ít ánh sáng xuất hiện trong ngực của tôi. Sau đó tôi phải chụp X quang. Đó là một quá trình khó khăn cho Jack vì tôi phải cách xa con trong 4 ngày. Lúc này tôi nhiễm phóng xạ giống như các thiết bị báo động tại sân bay.
Jack có thể ở với anh trai tôi, nhưng con cũng khá buồn.
Thế là, tôi nói với con: ‘Mẹ có quyền hạn siêu nhiên như Hulk trong bốn ngày’. Con lập tức nghĩ: ‘Oaaa… chuyện này thật tuyệt!’.
(Hulk là nhân vật siêu anh hùng giả tưởng xuất hiện trong nhiều bộ truyện tranh của Mỹ. Hulk được miêu tả là một người khổng lồ màu xanh lá sở hữu siêu sức mạnh và siêu chịu đựng, gần như không có giới hạn)
Christine Coppa vẫn đang tiếp tục chiến đấu với căn bệnh ung thư trong những ngày này. Cô thường xuyên cập nhật câu chuyện của mình trên trang Facebook cũng như tài khoản Twitter.
Cô chia sẻ với người bệnh ung thư những kinh nghiệm trong quá trình xạ trị, điều trị ung thư. Cô viết về những niềm hạnh phúc nho nhỏ bên con, những mẹo cần thiết để xoay sở trong cuộc sống bận rộn vừa thu xếp công việc vừa một mình nuôi con.
Thông qua mạng xã hội, nhiều bà mẹ đơn thân đã gửi thông điệp cảm ơn Christine Coppa vì những câu chuyện của cô đã truyền cảm hứng cho họ trong cuộc sống.
Đối với chị, mỗi ngày là một cuộc chiến. Để được sống bên con!
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Nhật ký mẹ đơn thân bị ung thư: Mỗi ngày là một cuộc chiến để sống chăm con tại chuyên mục Chiến thắng Ung thư của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].