Nguyên nhân bị nhiệt miệng ở trẻ em là gì?
Hiện nay, nguyên nhân bị nhiệt miệng ở trẻ em hay người lớn đều không rõ ràng. Thường trẻ bị nhiệt là do một số nguyên nhân cơ bản như:
- Trẻ bị căng thẳng
- Trẻ bị dị ứng với các thực phẩm hàng ngày
- Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm
- Mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ ăn chua, cay
- Trẻ bị nhạy cảm với gluten
- Cơ thể trẻ thiếu vitamin B12, axit folic, sắt cũng là nguyên nhân bị nhiệt miệng ở trẻ em.
- Trẻ cắn vào má trong gây nhiễm trùng
- Trẻ bị nhiệt miệng do dị ứng với thành phần hóa học có trong các loại kem đánh răng.
- Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng ở trẻ em chính là do rối loạn hệ bài tiết.
- Hãy cẩn thận bởi có thể trẻ bị nhạy cảm với một số thực phẩm quen thuộc như: sô-cô-la, cà phê, dứa, trứng và các loại hạt.
Cách nhận biết trẻ nhỏ bị nhiệt miệng
Như chúng ta đã biết, nhiệt miệng là những đốm mụn nước nhỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục. Nốt nhiệt thường có đáy màu vàng nhạt và xung quanh sưng đỏ và đường viền màu đỏ tươi, quan sát kỹ thấy phần trên có một lớp trắng.
Thông thường, nhiệt miệng sẽ xuất hiện nhiều ở mặt trong của má, đầu lưỡi, hoặc lợi của trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiệt miệng, lở miệng có thể xuất hiện một số triệu chứng:
- Sốt
- Mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng
- Nướu răng sưng, chảy máu
- Biếng ăn...
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến vết loét loang rộng làm cho trẻ đau đớn khi ăn uống.
Cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng là bệnh lành tính và có khả năng tự lành trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, các mẹ không vì thế mà chủ quan. Nếu thấy con xuất hiện từ 2 - 3 vết loét và xuất hiện thường xuyên thì nên đưa con đến bác sĩ để thăm khám và điều trị trước khi xuất hiện các biến chứng.
Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em cực đơn giản các mẹ nhất định phải nằm lòng.
- Không cho con ăn các thức ăn cay, nóng để tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Khi cho trẻ ăn, nên tránh các vùng bị nhiệt miệng, các nốt lở loét để không làm cho con đau đớn, khó chịu.
- Không cho bé ăn khoai tây chiên cũng như các loại hạt bởi những món ăn này có thể gây tổn thương nướu cũng như các mô mềm ở miệng.
- Mua kem đánh răng nên chọn loại không chứa natri lauryl sunfat (SLS).
- Thay bàn chải đánh răng sang loại mềm và khi đánh nên nhắc trẻ không đánh quá mạnh.
- Nếu vết loét miệng quá nặng bạn hãy dùng nước đá để chườm vào vết lở giúp bé đỡ đau hơn.
- Nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
- Bổ sung các loại rau thanh nhiệt: Rau má, diếp cá, rau ngót... vào thực đơn của bé.
Trẻ bị nhiệt miệng khi nào nên đưa đến bác sĩ?
Khi thấy con có các biểu hiện sau bạn nên đưa ngay đến bác sĩ để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
- Trẻ bị sốt cao có dấu hiệu nhiễm trùng, phát ban
- Giảm cân nhanh chóng
- Đau ở vùng bụng
- Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
- Vùng da xung quanh hậu môn có biểu hiện của viêm, loét...
Các cách phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ em
Cách tốt nhất để phòng nhiệt miệng ở trẻ em là tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là khi đánh răng hay ăn uống. Ngoài ra mẹ có thể nhắc trẻ thực hiện một số việc đơn giản sau:
- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
- Tránh ăn uống quá khuya
- Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.
- Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, cần uống nhiều nước.
- Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày.
Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân bị nhiệt miệng ở trẻ em là gì, cách điều trị thế nào cho con mau khỏi bệnh? tại chuyên mục Trẻ em của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].