Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Hàn Thực 3/3 âm lịch

Vào ngày tết Hàn thực mỗi năm các gia đình ở Việt Nam đều làm bánh trôi, bánh chay để cúng bàn thờ tổ tiên. Thế nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết này.

 Nguồn gốc của ngày tết Hàn thực

Tết Hàn thực nghĩa là tết ăn đồ lạnh, bởi theo nghĩa chữ Hán: Hàn có nghĩa là lạnh, thực là thức ăn. Tết này được bắt nguồn từ Trung Quốc, cùng với một câu chuyện lâu đời

Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

  Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Hàn Thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Hàn Thực 3/3 âm lịch

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

Ý nghĩa của ngày tết Hàn thực 

Ngày tết Hàn thực ở Việt Nam là ngày để tưởng nhớ đến người đã khuất, cũng là một ngày lễ tết để car gia đình có thể quây quần, tụ họp cùng nhau. 

Trong ngày này, các gia đình ở Việt Nam thường sẽ làm bánh trôi, bánh chay để đặt lễ trên bàn thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người thân trong gia đình đã khuất. Ở một số nơi có thể sẽ đi thăm mộ của gia đình, quyét dọn, sửa sang lại nhà cho người đã mất. 

Hơn cả đây là dịp để anh em, con cháu trong gia đình gặp gỡ, tụ họp cùng nhau ăn những bữa cơm đầm ấm, chia sẻ về công việc, về cuộc sống của mỗi người. 

 

Minh Khuê

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính