Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Người bệnh tiểu đường ăn gì và kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và sinh hoạt điều độ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở những người bị tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu người bị tiểu đường kiêng ăn gì và nên ăn gì qua bài viết dưới đây nhé.

1 Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị tiểu đường 

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Nhằm đảm bảo người bệnh tiểu đường có thể vừa kiểm soát được lượng đường trong máu mà vẫn được cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, bạn cần tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Chế độ ăn uống đa dạng: Người bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất gồm carbohydrate (50-60% tổng năng lượng khẩu phần), protein (15 - 20% năng lượng khẩu phần ăn), chất béo (25% và không vượt quá 30% trong khẩu phần), chất xơ và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động bình thường và đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên lượng thức ăn tiêu thụ còn tùy thuộc vào trọng lượng và mức độ hoạt động thể chất của bệnh nhân.
  • Duy trì 3 bữa ăn chính: Ăn đủ 3 bữa/ngày giúp ổn định lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ hạ đường huyết quá mức, ảnh hưởng nguy hiểm đến những bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân dùng insulin, gây ra biến chứng tim mạch nặng, suy thận,...
  • Tăng cường bổ sung chất xơ: Chất xơ trong rau xanh, một số loại trái cây giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, hạn chế quá trình hấp thụ đường vào máu. Từ đó hỗ trợ kiểm soát lượng đường, mỡ và huyết áp, mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh tiểu đường. Lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn từ 20 - 50g.
  • Áp dụng phương pháp chế biến thực phẩm phù hợp: Sử dụng các phương pháp nấu ăn hạn chế chất béo, ít đường và gia vị giúp giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm tốt hơn. Đồng thời nên tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như bột ngô, bột mì,... để chế biến món ăn khi bị tiểu đường.  

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường

2 Người bị tiểu đường kiêng ăn gì?  

Thực phẩm mà người tiểu đường nên kiêng là nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao.

Thực phẩm giàu Carbohydrate

Carbs là nguồn năng lượng chính, khi được tiêu thụ phân hủy thành glucose, làm tăng lượng đường trong máu. Cơ thể bạn sử dụng lượng glucose đó làm nhiên liệu để giúp duy trì hoạt động của cơ thể và các cơ quan.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc theo dõi tổng lượng carbohydrate mỗi bữa ăn có thể giúp kiểm soát mức glucose trong phạm vi mục tiêu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ gạo trắng và các thực phẩm làm từ bột mì trắng như:

  • Bánh mì trắng.
  • Mì ống trắng.
  • Một số loại ngũ cốc, bánh quy giòn.

Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate

Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa 

Chất béo bão hòa có thể làm tăng tình trạng kháng insulin. Từ đó góp phần làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chiên và chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa như bơ, khoai tây chiên, đồ nướng, dầu cọ,... khi bị tiểu đường.

Chất béo bão hòa có thể làm tăng tình trạng kháng insulin khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng

Chất béo bão hòa có thể làm tăng tình trạng kháng insulin khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng

Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường thường ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng và có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế và tránh tiêu thụ các nguồn đường bổ sung như đường tinh luyện, mật ong, xi-rô, fructose hoặc dextrose có trong đồ ngọt, bánh ngọt, bánh quy, nước có gas, nước ép trái cây cô đặc,...

Thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường có thể cân nhắc dùng chất làm ngọt như sucralose, aspartame, saccharin,... có thể giúp kiểm soát bệnh béo phì và đái tháo đường.

Xem thêm: Hướng dẫn chọn và sử dụng đường ăn kiêng đúng cách

 

Thực phẩm nhiều muối

Tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, từ đó có thể dẫn đến mắc bệnh tim và đột quỵ. Đặc biệt, khi mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc phải tất cả các tình trạng trên càng cao hơn.

Do đó, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến nghị, dù cho bạn có bị tiểu đường hay không, lượng natri nạp vào mỗi ngày phải ít hơn 2300mg.

ADA khuyến nghị lượng natri nạp vào mỗi ngày phải ít hơn 2300mg

ADA khuyến nghị lượng natri nạp vào mỗi ngày phải ít hơn 2300mg

Rượu, bia

Đồ uống có cồn như bia, rượu vang,... cũng có thể chứa đường và carbs nên người bệnh tiểu đường hạn chế tiêu thụ để tránh lượng đường trong máu tăng đột biến.

Hơn nữa, uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường, đặc biệt là insulin và sulfonylurea có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp gây hạ đường huyết quá mức. Các triệu chứng của tình trạng này (cảm giác mạch đập ở đầu, cổ và phát triển nhức đầu, mạch đập nhanh, khó thở, buồn nôn, ra mồ hôi, khát, đau ngực, hạ huyết áp, yếu ớt, chóng mặt, nhìn mờ và lú lẫn) tương tự như tình trạng say xỉn, khó nhận biết và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì thế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên tiêu thụ rượu bia có chừng mực, kể cả có đang bị tiểu đường hay không.

Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường có thể gây hạ đường huyết quá mức

Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường có thể gây hạ đường huyết quá mức

Sữa không tách béo

Sữa không tách béo có thể chứa hàm lượng carbohydrate cao. Từ đó, khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và không tốt cho người bị tiểu đường.

Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ sữa không tách béo. Thay vào đó, có thể sử dụng trà nóng, cà phê không đường, sữa ít béo, sữa thực vật không đường,...

Sữa không tách béo chứa hàm lượng carbohydrate cao, không tốt cho người bị tiểu đường

Sữa không tách béo chứa hàm lượng carbohydrate cao, không tốt cho người bị tiểu đường

3 Người bị tiểu đường nên ăn gì? 

Rau củ

Các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp protein và chất xơ. Ngoài ra, chúng cũng cung cấp lượng kali, vitamin A và canxi từ thực vật cho cơ thể. (Xem thêm các sản phẩm canxi cung cấp đầy đủ chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2).

Nghiên cứu năm 2022 đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều chất xơ và rau lá xanh đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 và cải thiện kiểm soát đường huyết.

Một số loại rau lá xanh người bị tiểu đường có thể tiêu thụ như:

  • Rau chân vịt.
  • Cải rổ.
  • Cải xoăn.
  • Bắp cải.
  • Cải chíp.
  • Bông cải xanh.

Chế độ ăn nhiều chất xơ và rau lá xanh đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2

Chế độ ăn nhiều chất xơ và rau lá xanh đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn ngũ cốc trắng tinh chế. Trong khi đó, chế độ ăn giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ đường huyết ổn định, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt có thang chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với bánh mì trắng và gạo, từ đó khi tiêu thụ ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt có thể tiêu thụ như:

  • Gạo lức.
  • Bánh mì nguyên hạt.
  • Mì ống nguyên chất.
  • Kiều mạch.
  • Hạt diêm mạch.
  • Lúa mạch đen. 
  • Ngũ cốc millet hoặc hạt kê. 
  • Tấm lúa mì bulgur.

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao, tốt cho người bệnh tiểu đường

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao, tốt cho người bệnh tiểu đường

Cá béo chứa các axit béo omega-3 là EPA và DHA, cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể và tăng cường sức khỏe của tim, não.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) báo cáo rằng chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn có thể cải thiện việc quản lý lượng đường và lipid trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Một số loại cá là nguồn giàu chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn gồm:

  • Cá hồi.
  • Cá thu.
  • Cá mòi.
  • Cá ngừ albacore.
  • Cá trích.

Ngoài ra, các loại rong biển như tảo bẹ và tảo xoắn là nguồn cung cấp axit béo thực vật thay thế.

 

Các loại đậu

Đậu là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Đậu cung cấp nguồn protein từ thực vật, giúp giảm cảm giác đói. Đồng thời tăng cường sức khỏe tiêu hóa do hàm lượng chất xơ hòa tan cao.

Hơn nữa, đậu cũng có chỉ số GI thấp, hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu hiệu quả.

Người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ các loại đậu như: 

  • Đậu thận.
  • Đậu pinto.
  • Đậu đen.
  • Đậu đỏ.
  • Đậu hải quân.

Đậu là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường

Đậu là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường

Quả óc chó

Quả óc chó là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào như axit alpha-linolenic (ALA), mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe tim mạch, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường. Đồng thời, quả óc chó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như protein, vitamin B6, magie và sắt.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy rằng tiêu thụ quả óc chó giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch (CVD).

Tiêu thụ quả óc chó giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch

Tiêu thụ quả óc chó giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch

Trái cây

Nghiên cứu năm 2022 phát hiện ra rằng trái cây họ cam quýt như cam, bưởi và chanh rất giàu chất chống oxy hóa flavonoid gồm hesperidin và naringin. Các hoạt chất này có thể mang đến tác dụng chống đái tháo đường.

Ngoài ra, các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, dâu tằm,... chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa stress oxy hóa. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng stress oxy hóa góp phần gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Hơn nữa, trái cây còn là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng khác cho sự phát triển và hệ miễn dịch của cơ thể như vitamin C, kali,... (Xem thêm các sản phẩm vitamin C bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường miễn dịch).

Trái cây họ cam quýt giàu chất chống oxy hóa giúp hạn chế bệnh đái tháo đường

Trái cây họ cam quýt giàu chất chống oxy hóa giúp hạn chế bệnh đái tháo đường

Men vi sinh

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy bổ sung men vi sinh làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói, thúc đẩy cải thiện thành phần lipid máu cũng như tăng cường sức khỏe đường ruột ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì. Từ đó, sử dụng men vi sinh có thể là một liệu pháp bổ trợ thích hợp để kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

Một nghiên cứu năm 2020 còn cho rằng điều trị bằng men vi sinh có thể làm cải thiện mức độ HbA1c, lượng đường trong máu lúc đói và giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

 

Hạt chia

Hạt chia là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và omega-3. Ngoài ra, hạt chia cũng là nguồn cung cấp protein và chất xơ thực vật tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu năm 2017 cho thấy tiêu thụ hạt chia giúp kiểm soát đường huyết, ngăn chặn sự thèm ăn và hỗ trợ giảm cân ở những người béo phì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiêu thụ hạt chia giúp kiểm soát đường huyết, ngăn chặn sự thèm ăn và hỗ trợ giảm cân

Tiêu thụ hạt chia giúp kiểm soát đường huyết, ngăn chặn sự thèm ăn và hỗ trợ giảm cân

4 Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường luôn cần được đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, cân bằng được lượng tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ trong mỗi bữa ăn từ các nguồn thực phẩm khác nhau. Đồng thời, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và lượng thức ăn phù hợp với mỗi cá nhân giúp duy trì mức đường huyết phù hợp.

Ngoài ra, nghiên cứu năm 2020 cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn, giảm lượng đường trong máu và tăng cường năng lượng, giúp người mắc bệnh tiểu đường duy trì cân nặng vừa phải.

Do đó, người bị tiểu đường có thể áp dụng một số chế độ ăn low-carb như chế độ ăn keto, chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn thuần chay,...

Chế độ ăn ít carbohydrate giúp giảm cảm giác thèm ăn và lượng đường trong máu, tăng cường năng lượng

Chế độ ăn ít carbohydrate giúp giảm cảm giác thèm ăn và lượng đường trong máu, tăng cường năng lượng

Xem thêm:

  • Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường
  • Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về một số thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên và kiêng ăn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể có một chế độ ăn tốt và hiệu quả nhất. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính