Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không? Một số lưu ý ăn uống

Cơm là một trong những thực phẩm cung cấp năng lượng cho mọi người từ ngàn đời nay. Nhiều người thắc mắc, cơm cung cấp nhiều năng lượng như vậy thì ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân tiểu đường. Vậy tiểu đường có ăn cơm được không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, do nồng độ insulin (hormone giúp đường đi vào tế bào) không đủ hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin khiến đường trong máu tăng cao. Bệnh nếu không được điều trị sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh,...

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi đái tháo đường nhưng người bệnh có thể tránh những biến chứng bằng cách tuân thủ chế độ điều trị cũng như chế độ ăn dành riêng cho người mắc bệnh.

1 Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không?

Trong điều trị tiểu đường, chế độ ăn là một phần không thể thiếu. Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh cần xây dựng chế độ ăn ít carbohydrat, thay thế một phần gạo bằng hoa quả và trái cây.

Tuy nhiên, cơm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn do người bệnh tiểu đường vẫn cần một nguồn năng lượng phù hợp để hoạt động. Chính vì vậy, người bệnh nên thay đổi cách chế biến cũng như lượng cơm ăn mỗi bữa để phục vụ điều trị tốt nhất.

Người bệnh tiểu đường vẫn cần ăn cơm để cung cấp năng lượng

Người bệnh tiểu đường vẫn cần ăn cơm để cung cấp năng lượng

2 Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm như thế nào?

Người bệnh tiểu đường nên giảm lượng cơm sử dụng trong mỗi ngày để giảm lượng glucose đi vào máu trong mỗi bữa ăn. Theo khuyến cáo, bệnh nhân nên ăn từ 100 - 150 gram carbohydrate mỗi ngày (chiếm 25 - 30% tổng lượng calo trong ngày). 

Ngoài ra, người mắc tiểu đường nên ăn nhiều nhất 30 gram carbohydrat mỗi bữa kèm các thực phẩm giàu chất xơ như rau và trái cây, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Một khuyến cáo khác từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, khuyến cáo người bệnh nên ăn 28 gram chất xơ mỗi ngày đối với nữ và 34 gram chất xơ mỗi ngày đối với nam.

Người bệnh tiểu đường cần giảm lượng tinh bột mỗi bữa ăn

Người bệnh tiểu đường cần giảm lượng tinh bột mỗi bữa ăn

3 Các loại gạo tốt dành cho người bệnh tiểu đường

Gạo lứt

Ngoài cung cấp năng lượng, gạo lứt còn cung cấp một lượng lớn chất xơ giúp cơ thể dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu cũng như cân nặng. Theo nghiên cứu, gạo lứt giúp giảm đường trong máu ngay sau ăn nhưng vấn đề giúp kiểm soát đường huyết lâu dài vẫn còn chưa được chứng minh chính xác.

Gạo lứt còn hỗ trợ tăng nhạy cảm của insulin với tế bào, tăng cholesterol HDL (một loại cholesterol tốt) giúp giảm hình thành xơ vữa động mạch và ngăn cản những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Để nấu gạo lứt đạt được chất lượng về dinh dưỡng tốt nhất, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

  • Cho gạo: nước theo tỷ lệ 1:1,5.
  • Đun gạo và nước cho đến khi sôi nhưng không đậy nắp.
  • Khi gạo sôi, đậy nắp trong 20 phút.
  • Sau đó tắt bếp và đập nắp ít nhất 10 phút.

Với những người nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, có thể kết hợp gạo lứt với một số thực phẩm như rau, đậu,... nhằm giúp bữa ăn lành mạnh hơn.

Người bệnh tiểu đường có thể cân nhắc đổi cơm trắng sang cơm gạo lứt

Người bệnh tiểu đường có thể cân nhắc đổi cơm trắng sang cơm gạo lứt

Các loại gạo khác

Ngoài gạo lứt, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng một số loại gạo khác có hàm lượng chất xơ cũng như vitamin và chất khoáng cao như:

  • Wild rice (gạo cổ đại Bắc Mỹ): chứa 35 g carbohydrate mỗi cốc tiêu chuẩn.
  • Gạo Basmati nâu: là một loại gạo lứt, chứa 46 g carbohydrate mỗi cốc tiêu chuẩn.
  • Gạo Lài thơm: đây cũng là một loại gạo lứt, chứa 46g carbohydrate mỗi cốc mỗi cốc tiêu chuẩn.

Gạo cổ ở Bắc Mỹ có thể dùng để thay thế cơm trắng

Gạo cổ ở Bắc Mỹ có thể dùng để thay thế cơm trắng

4 Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Ngoài cơm, người bệnh có thể sử dụng một số loại ngũ cốc cung cấp năng lượng cho cơ thể như:

  • Diêm mạch: chứa 20 gram carbohydrate và 2,6 gram chất xơ trong nửa cốc gạo.
  • Kiều mạch: chứa 17 gram carbohydrate và 2,3 gram chất xơ trong nửa cốc gạo.
  • Lúa mạch: chứa 22 gram carbohydrate và 3 gram chất xơ trong nửa cốc gạo.
  • Súp lơ trắng: chứa 21 gram carbohydrate và 1,1 gram chất xơ trong nửa cốc gạo.
  • Hạt kê: chứa 2 gram carbohydrate và 1,2 gram chất xơ trong nửa cốc gạo.

Người bệnh tiểu đường có thể cân nhắc thay đổi cơm trắng thành lúa mạch

Người bệnh tiểu đường có thể cân nhắc thay đổi cơm trắng thành lúa mạch

5 Một số nguyên tắc ăn uống cơ bản cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể thực hiện một số nguyên tắc cơ bản sau để đảm bảo sức khỏe như:

  • Ăn đủ bữa, duy trì thời gian cố định.
  • Bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn.
  • Sử dụng nguồn tinh bột giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, gạo lứt, rau chứa tinh bột,...
  • Thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt gia cầm, cá, trứng, đậu,...
  • Giảm sử dụng chất béo bão hòa như mỡ động vật.
  • Hạn chế đồ ăn ngọt.
  • Giảm muối, có thể sử dụng một số loại gia vị khác để tăng hương vị cho món ăn.
  • Hạn chế uống rượu.

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Xem thêm:

  • 9 công dụng và cách làm sữa hạt tốt cho người bệnh tiểu đường
  • Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? 20 loại quả tốt cho người bệnh

Cơm là một loại thức ăn không thể thiếu trong đời sống nhưng lại cung cấp nhiều đường cho cơ thể nên người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điểm để xây dựng chế độ ăn hợp lý để duy trì lượng đường trong máu phù hợp. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính