Các nhà nghiên cứu, từ Đại học Charité, Berlin, đã phân tích nồng độ Cortisol ở 70 phụ nữ mang thai. Phụ nữ tham gia thử nghiệm cung cấp mẫu nước bọt 5 lần một ngày trong 4 ngày liên tiếp trong giai đoạn đầu, giữa và cuối của thai kỳ.
Các em bé sau khi chào đời, vào lúc 4 tuần tuổi sẽ trải qua chụp cộng hưởng từ não (MRI) trong khi ngủ.
Hai năm sau, 45 trong số các bà mẹ tham gia thử nghiệm báo cáo về tần suất con của họ tỏ ra buồn, cô đơn, lo lắng hay nhút nhát. Các bà mẹ cũng thống kê những vấn đề về giấc ngủ, mức độ tận hưởng sở thích và hòa đồng với những người khác của con.
Kết quả cho thấy, khi các bé 2 tuổi, những bé gái nào có mẹ bị stress suốt thai kỳ sẽ trải qua hiện tượng trầm cảm, lo lắng. Nguyên nhân, theo người đứng đầu nghiên cứu, Tiến sĩ Claudia Buss cho biết, là do hormone Cortisol tiết ra trong thai kỳ của mẹ đã ảnh hưởng đến não bộ của con.
Cortisol cao trong thai kỳ của mẹ gây ra trầm cảm ở trẻ em gái, tuy nhiên lại không ảnh hưởng đến bé trai, theo các tác giả nghiên cứu là do phụ nữ ở mọi lứa tuổi “nội tâm hóa” cảm xúc của họ nhiều hơn nam giới.
Ở độ tuổi trưởng thành, các vấn đề rối loạn tâm trạng và lo âu thường cũng phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới tới 2 lần.
Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu trên đã chỉ ra nguy cơ không mong muốn của giới tính tới vấn đề sức khỏe tâm thần của thai nhi.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Nghiên cứu: Mẹ căng thẳng khi mang thai, con gái dễ bị trầm cảm ở tuổi lên 2 tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].