Có một câu nói nổi tiếng của Ram Dass là "The quieter you become, the more you can hear" (tạm dịch: Bạn càng yên lặng, thì càng nghe được nhiều).
Dưới đây là những thời điểm mà bạn nên giữ im lặng.
Khi lời nói có thể làm người khác nổi giận
Trong một cuộc tranh cãi, sự im lặng sẽ giúp bạn lắng nghe tốt hơn. Đối thủ của bạn cuối cùng sẽ tự làm bản thân mệt mỏi vì nói quá nhiều.
Trong tình huống bạn cần đưa ra nhận xét về ai đó hay sự việc nào đó mình không thích, hãy dành 5 giây im lặng, tập trung suy nghĩ trước khi buông lời.
Bạn có thể thử đồng thuận thay vì phủ nhận. Ví dụ nếu ai đó nói với bạn rằng tóc của họ hôm nay hơi tệ, bạn có thể đồng ý, không cần nói dối.
Bạn có thể nói rằng với thời tiết hôm nay rất khó giữ tóc đẹp. Bày tỏ sự cảm thông sẽ giúp tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra.
Khi lời nói khiến bạn bực tức hơn
Bạn đang tự khiêu khích mình nhiều hơn bạn nghĩ. Sự tức giận không thể giải quyết được vấn đề gì. Bạn có quyền nổi điên, nhưng cố gắng nói chuyện trong khi tâm trạng xấu sẽ chỉ khiến người khác phát điên theo. Khi cuộc trò chuyện không mang lại hiệu quả, tốt nhất hãy ngậm miệng.
Tương tự, khi bạn đang cố gắng nói chuyện với một người không hiểu hoặc không muốn hiểu quan điểm của bạn. Bạn sẽ không thể thay đổi họ và họ cũng không bao giờ cho là bạn đúng. Vậy nên hãy giữ im lặng, dành lời nói của bạn có những cuộc trò chuyện khác có ích hơn.
Khi bạn muốn "sửa lưng" ai đó
Ngay cả khi bạn có ý tốt, đừng sửa lưng người khác nếu bạn và họ không phải thân thiết. Hãy bỏ qua lỗi sai của họ còn hơn biến mình thành kẻ thích ra vẻ, đạy dời.
Khi lời nói xúc phạm người khác
Đôi khi chúng ta thốt ra những lời nói gây xúc phạm người khác do ghen tị hoặc để thị uy. Nó thường là những lời nói theo kiểu châm biếm, nhưng điều đó không làm giảm tính xúc phạm của lời nói.
Khi ấy, im lặng là câu trả lời mạnh mẽ nhất, đồng thời giúp bạn giữ hình tượng hơn là cố tỏ vẻ.
Khi bạn chỉ nói cho có
Nguyên tắc đầu tiên của lời nói chính là đừng chỉ nói cho có. Nếu lời nói của bạn không đóng góp được gì, hãy ngậm miệng lại. Bạn có thể gặp hành vi nói cho có này ở trường lớp hay nơi làm việc.
Ví dụ, khi cuộc họp đã gần kết thúc, bỗng dưng có một câu hỏi lại được đặt ra, đôi khi theo kiểu để nịnh hót hoặc do quá hăng hái. Chẳng ai thích người như vậy cả.
Khi lời nói tiết lộ bí mật của người khác
Biết được bí mật của bạn bè khiến bạn và người ấy thân thiết hơn, trừ khi bạn nói cho một người thứ ba. Nó sẽ khiến bí mật khó giữ.
Nếu bạn cảm thấy lời nói giống như đang ngồi lê đôi mách, tốt nhất hãy ngậm miệng lại. Ngay cả khi trước đó bạn đã nói rằng: "Tôi nói với bạn điều này, đừng nói với ai nhé", đừng hy vọng đối phương có thể giữ bí mật.
Khi người khác đang cố bắt nạt bạn
Nếu bạn không phải kẻ bắt nạt, thì đừng cố gắng nói chuyện với một kẻ bắt nạt. Những kẻ bắt nạt thích nói xấu sau lưng người khác. Bất kẻ bạn nói gì, kết quả sẽ là bị bắt nạt nhiều hơn.
Tuy nhiên, chúng lại không chịu đựng được sự im lặng. Bạn có thể dạy đời chúng bằng lời nói, nhưng sẽ không hiệu quả. Tốt nhất hãy giữ im lặng, từ chối giao lưu với những kẻ bắt nạt.
Khi lời nói tổn thương người khác
Bạn đặc biệt cần tránh nhận xét những sự thật không thể tránh được của người khác. Bạn không thể biết lời đánh giá của mình sẽ tổn thương người ta ra sao.
Do đó, nếu không thể nói lời tốt đẹp, thì đừng nói gì cả. Hãy nghĩ đến tương lai của các mối quan hệ, những người thân quen của bạn và hít một hơi thật sâu thay vì nói chuyện.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 thời điểm bạn nên 'ngậm miệng' lại tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].