Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn ông Công, ông Táo lên trời với tục lệ phóng sinh cá chép ở các ao hồ.
Tuy nhiên, không mấy người đặt ra câu hỏi: Liệu hành động này có ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái ở các ao hồ đó?
Loại cá chép vàng được chọn để phóng sinh phần lớn là cá chép cảnh, thích nghi rất tốt với môi trường mới.
Ngoài việc bơi khỏe và tránh lưới rất tốt, chúng còn là loài ăn tạp, có thể ăn lượng thức ăn lên đến 40% trọng lượng cơ thể.
Theo Stephen Beatty , một chuyên gia nghiên cứu về cá tại Đại học Murdoch của Úc, cá chép vàng nuôi làm cảnh về bản chất là một loài rất phàm ăn, thậm chí nhiều đến mức vỡ bụng mà chết.
Nhưng quan trọng hơn, chúng sẽ trở thành thế lực tàn phá hệ sinh thái cực kỳ nguy hại với khả năng sinh tồn rất cao.
Với bản năng này, chúng có thể trở nên rất hung hăng mỗi khi gặp các loài cá lạ. Khi được thả về tự nhiên, chẳng còn gì kìm kẹp, chúng không những tấn công mà còn đặc biệt thích xâm phạm tổ trứng của các loài cá khác, dẫn đến tình trạng số lượng nhiều loài bị sụt giảm nghiêm trọng.
Được biết, cá chép đã gây ra vấn nạn với hệ sinh thái ao hồ ở Canada và Mỹ những năm gần đây.
Người Mỹ đưa cá chép châu Á vào những ao, đầm ở miền Nam nước này trong những năm 70 của thế kỷ trước để làm sạch ao nuôi cá tra, giúp chúng khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, sáng kiến này đã phản tác dụng khi cá chép thoát ra sông Mississippi và sinh sản, rồi tiến vào Ngũ Đại Hồ, đe dọa cuộc sống của các sinh vật thủy sinh địa phương.
Với chiều dài thường từ 50 - 90 cm, có thể nặng hơn 50 kg, cá chép tiêu tốn lượng thức ăn lớn bao gồm cả các loài thủy sinh khác.
Chúng đã tiêu diệt nhiều giống cá địa phương trên đường di chuyển, phá hủy hệ sinh thái nơi nó sống. Mỗi con cá chép châu Á có thể đẻ đến 2 triệu trứng cho một lần sinh sản, nên loài cá này phát triển rất nhanh, thành những đàn lớn hàng trăm con.
Theo các nhà nghiên cứu, cá chép châu Á ngốn tới 1/5 lượng sinh vật phù du trong Ngũ Đại Hồ, đe dọa ngành công nghiệp đánh cá và du lịch trị giá 4 tỷ USD/năm ở 5 hồ này.
Phóng sinh cá chép là một nét đẹp văn hóa của dân tộc, tuy nhiên không nên thả cá bừa bãi mà cần có sự hiểu biết để không ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sinh khác.
Quỳnh AnhBạn đang xem bài viết Ngày ông Công, ông Táo: Thả cá chép ra ao hồ có thể phá hoại hệ sinh thái tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].