Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Nếu trẻ có những yêu cầu này, cha mẹ tuyệt đối từ chối kẻo làm hư con

Giống như một cái cây lớn lên cũng cần cắt tỉa, tạo dáng, cha mẹ phải uốn nắn, sửa bỏ những cái sai của con ngày từ khi còn nhỏ, giống như cắt đi những cành cây sâu bệnh, con mới có thể trưởng thành, phát triển đúng hướng và khỏe mạnh.

1. Ồn ào, chen lấn nơi công cộng

Ở những khu vực công cộng, cha mẹ để trẻ quen nghịch ngợm, la hét ồn ào hay đập phá lung tung là điều rất không nên. Nếu cha mẹ không tỏ thái độ gì trước những biểu hiện này chính là hại con. Con sẽ gây mất cảm tình với mọi người và ai cũng cho rằng con không được cha mẹ giáo dục cẩn thận.

Nhiều trường hợp ở nơi công cộng, cha mẹ còn lợi dụng con là trẻ nhỏ để đòi chen ngang, giành quyền ưu tiên trước. Nếu được nhường thì không nói, còn trường hợp tất cả đang xếp hàng nghiêm chỉnh, mẹ lại dẫn con chen ngang, lâu dần sẽ tạo thành thói quen xấu cho con, khôn vặt, chỉ biết mình mà bất chấp mọi người.

CHA-ME-TU-CHOI-KEO-HU-TRE-GIADINHMOI (1)

2. Lấy đồ chơi của người khác

Khi bạn đưa con đến nhà hàng xóm hoặc ra ngoài chơi, con nhất định đòi cầm một món đồ chơi về, nếu không được sẽ khóc ăn vạ. Trong trường hợp ấy, chủ nhà cũng để giữ thể diện cho tất cả nên bảo con mang đồ về. Nhưng ngược lại ở vị trí là mẹ bạn nhất định không được cho con hình thành thói quen này.

Empty

Bây giờ con còn nhỏ, người khác còn nhường nhịn, khi lớn lên sẽ thế nào? Nhìn món đồ mình thích mà không có được, con sẽ làm gì? Rất có thể con sẽ bất chấp, ăn trộm để có được món đồ mình thích.

Nếu trẻ muốn lấy đi đồ chơi của người khác, hãy nói với con điều này là không thể, đồ chơi không phải đồ của riêng mình. Nếu người khác muốn lấy đi đồ chơi yêu thích của con, con có đồng ý không?

Empty

 3. Điều gì cũng chỉ nghĩ cho mình

Có những đứa trẻ khi đi ăn, thấy món ăn mình thích liền thản nhiên chuyển đĩa đồ ăn ấy ra trước mặt mình. Càng có nhiều đứa trẻ thản nhiên “chiếm” luôn món ăn mà mình thích, không cần đề ý còn người khác ăn. Nếu mọi người không cho, trẻ lại khóc lóc. Hãy đối mặt với chuyện này, nếu không mọi người có thể cho rằng con của bạn không được dạy dỗ.

Hoặc ở nhà có những đứa trẻ chỉ ăn một món đồ ăn, không để ý bố mẹ và mọi người cũng cần ăn. Có bé lại chỉ xem kênh ti vi chúng thích, bố mẹ chuyển kênh sẽ khóc. Trẻ em nên được giáo dục điều này ngay từ nhỏ, để không phải lúc nào cũng nghĩ mình là trung tâm.

Empty

4. Làm gì cũng ra điều kiện

Cả nhà ăn cơm, con không chịu ăn, rồi ra điều kiện: nếu con ăn, thì mẹ mua cho con cái này, cái kia nhé!

Đến lúc con không chịu làm bài tập, con lại ra một điều kiện khác… Sau này cha mẹ nhờ con làm bất cứ việc gì nhà gì cũng phải có điều kiện sao?

Thực tế thói quen này của con đều từ người lớn mà ra. Một vài lần đầu khi con không làm điều gì đó, cha mẹ mang kẹo, đồ chơi ra dụ, đưa ra điều kiện, dần dần mới hình thành thói quen này cho con.

Ví dụ với việc làm bài tập, vốn là việc của con, cha mẹ nên để con tự làm, tự chịu trách nhiệm. Nếu con từ chối, con sẽ phải chịu hậu quả trên lớp. Dần dần, con sẽ tự hiêu việc phải có kỷ luật trật tự.

Empty

Giống như một cái cây lớn lên cũng cần cắt tỉa, tạo dáng, cha mẹ phải uốn nắn, sửa bỏ những cái sai của con ngày từ khi còn nhỏ, giống như cắt đi những cành cây sâu bệnh, con mới có thể trưởng thành, phát triển đúng hướng và khỏe mạnh.

Bảo Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính