Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Nên uống Vitamin K lúc nào? Cách bổ sung đúng cách tốt cho sức khỏe

Vitamin K là một loại vitamin quan trọng tham gia vào quá trình đông máu. Do đó thiếu vitamin K có thể dẫn đến rối loạn chức năng đông máu của cơ thể. Cùng tìm hiểu về việc bổ sung vitamin K đúng cách qua bài dưới đây nhé!

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu, nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu và chuyển hóa canxi. Vitamin K có 2 dạng chính gồm vitamin K1 thường được tìm thấy trong các loại rau xanh và vitamin K2 có thể xuất hiện trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật.

1 Tác dụng của Vitamin K

Vitamin K là thành phần tham gia vào quá trình đông máu và chuyển hóa canxi, do đó tác dụng của việc bổ sung vitamin K chủ yếu liên quan đến 2 quá trình này, cụ thể là:

  • Dự phòng tình trạng xuất huyết ở trẻ sơ sinh.
  • Ngăn ngừa và điều trị rối loạn đông máu ở người bệnh có tỷ prothrombin (yếu tố đông máu) thấp.
  • Ngừa chảy máu ở người mắc rối loạn đông máu di truyền do thiếu hụt yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K.
  • Đảo ngược tác dụng của một thuốc chống đông (ví dụ warfarin)
  • Cải thiện sức khỏe hệ xương ở người bị loãng xương.

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu

2 Liều Vitamin K được khuyên dùng

Liều bổ sung Vitamin K đường uống

Bổ sung Vitamin K đường uống theo đúng liều khuyến cáo có thể giúp phát huy hiệu quả của thuốc và tránh các tác dụng phụ. Tùy thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều bổ sung vitamin K đường uống có thể khác nhau, cụ thể:

Đối tượng Mục đích sử dụng Liều khuyến cáo
Người lớn Hỗ trợ điều trị loãng xương

Liều 45mg vitamin K2 dạng MK-4 trong mỗi ngày.

Liều từ 1 - 10mg vitamin K1 trong mỗi ngày

Điều trị rối loạn đông máu do thiếu yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K Liều 10mg vitamin K uống từ 2 - 3 lần trong mỗi tuần.
Đảo ngược tác dụng của warfarin Liều 1 - 5mg vitamin K liều duy nhất hoặc 100 - 200mcg vitamin K hàng ngày khi sử dụng warfarin kéo dài.
Trẻ em Dự phòng xuất huyết ở trẻ sơ sinh Liều 2mg vitamin K1, uống vào 3 thời điểm: sau khi sinh, khi trẻ 7 ngày tuổi và 1 tháng tuổi.

Liều dùng Vitamin K đường tiêm

Đối với việc bổ sung vitamin K bằng đường tiêm, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tại các cơ sở y tế và phải được theo dõi các chỉ số đông máu cũng như biểu hiện lâm sàng để dự phòng các biến chứng do dùng vitamin K liều cao. Liều dùng vitamin K có thể thay đổi tùy vào đối tượng và mục tiêu điều trị.

Đối tượng Mục tiêu điều trị Liều khuyến cáo
Người lớn Điều trị rối loạn đông máu do thiếu yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K Liều 10mg vitamin K đường tĩnh mạch
Đảo ngược tác dụng của warfarin Tùy vào tình trạng lâm sàng. Liều thông thường 0,5 - 3mg vitamin K1 đường tĩnh mạch liều duy nhất
Trẻ em Dự phòng xuất huyết ở trẻ sơ sinh Liều 1mg vitamin K1 tiêm bắp

3 Cách sử dụng Vitamin K

Uống Vitamin K vào lúc nào

Bạn có thể bổ sung vitamin K bằng đường uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thường là uống cùng với ăn các bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ có chứa chất béo.

Mặc dù bổ sung vitamin K ở liều khuyến cáo thường không nguy hiểm nhưng tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì hầu hết mọi người đều nhận đủ lượng vitamin K thông qua chế độ ăn uống hàng ngày do đó sự thiếu hụt vitamin K tương đối hiếm gặp ở người lớn.

Bạn có thể bổ sung vitamin K đường uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Bạn có thể bổ sung vitamin K đường uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Làm gì khi quên uống một liều

Khi bổ sung vitamin K đường uống, có thể sẽ có nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan làm bạn quên hay bỏ lỡ một liều thuốc. Đối với tình huống này, cách tốt nhất là bạn nên bổ sung nó ngay sau khi nhớ ra.

Trừ khi phải gần tới thời điểm uống liều tiếp theo bạn mới nhớ là mình đã quên uống liều vitamin K trước đó, lúc này bạn nên bỏ qua liều đã quên và chỉ nên uống đúng 1 liều vitamin K cho thời điểm hiện tại và tránh dùng liều lớn hơn hoặc gấp đôi so với chỉ định.

Nếu quên một liều thuốc bạn nên bổ sung nó ngay sau khi nhớ ra

Nếu quên một liều thuốc bạn nên bổ sung nó ngay sau khi nhớ ra

Dùng Vitamin K trong bao lâu

Thời gian bổ sung vitamin K có thể rất thay đổi tùy vào đối tượng và mục tiêu sử dụng. Đối với dự phòng xuất huyết ở trẻ ngay sau sinh bằng đường tiêm hoặc đảo ngược tác dụng của warfarin có thể chỉ cần dùng 1 liều duy nhất, trong khi đó ở phụ nữ mang thai cần bổ sung vitamin K thường kéo dài trong nhiều tháng.

Dự phòng xuất huyết ở trẻ sơ sinh chỉ cần 1 liều duy nhất ngay sau sinh

Dự phòng xuất huyết ở trẻ sơ sinh chỉ cần 1 liều duy nhất ngay sau sinh

Nên bảo quản như thế nào

Bảo quản các chế phẩm bổ sung vitamin K đúng cách giúp đảm bảo chất lượng của thuốc nhất là khi cần sử dụng dài ngày. Các chế phẩm này nên được bảo quản trong hộp thuốc đặt ở môi trường khô, kín và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời với nhiệt độ từ 15 - 30oC.

Bảo quản vitamin K ở trong hộp thuốc và đặt ở vị trí khô thoáng, tránh ánh nắng

Bảo quản vitamin K ở trong hộp thuốc và đặt ở vị trí khô thoáng, tránh ánh nắng

4 Lưu ý khi sử dụng Vitamin K

Tác dụng phụ

Các chế phẩm vitamin K dạng uống bao gồm vitamin K1 và K2 khi sử dụng với liều khuyến cáo đều tương đối an toàn và hiếm gặp tác dụng phụ. Chỉ ở một số ít trường hợp người dùng có thể có các biểu hiện như đau bụng và tiêu chảy.

Đau bụng là tác dụng phụ hiếm gặp khi bổ sung vitamin K đường uống liều khuyến cáo

Đau bụng là tác dụng phụ hiếm gặp khi bổ sung vitamin K đường uống liều khuyến cáo

Nguồn cung cấp Vitamin K

Hầu hết mọi người đều được cung cấp đầy đủ vitamin K qua khẩu phần ăn hàng ngày và mặc dù ở một số người bệnh cần bổ sung chế phẩm vitamin K thì chế độ ăn giàu vitamin K vẫn rất quan trọng. Một số nguồn cung cấp vitamin K mà bạn nên tham khảo như:

  • Nguồn cung cấp vitamin K1: củ cải đường, bông cải xanh, rau mùi tây, rau cải xoăn, bơ thực vật... 
  • Nguồn cung cấp vitamin K2: đậu tương lên men, phô mai, gan ngỗng, gan bò, thịt gà...

Vitamin K1 trong bông cải xanh và rau cải xoăn

Vitamin K1 trong bông cải xanh và rau cải xoăn

Các lưu ý khi sử dụng Vitamin K

Mặc dù, vitamin K đường uống khá an toàn với phần lớn mọi người tuy nhiên có một số đối tượng nên thận trọng hơn khi sử dụng vitamin K như:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: cần sử dụng đúng với liều khuyến cáo hoặc theo chỉ định của bác sĩ, việc tự ý sử dụng liều cao có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé do rối loạn đông máu.
  • Người bị bệnh thận: cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung vitamin K, nhất là người suy thận mạn và/hoặc đang điều trị lọc máu.
  • Người bị bệnh gan: vitamin K không thể điều trị các vấn đề đông máu do bệnh gan gây ra mà có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu.
  • Người giảm bài tiết mật hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật: có thể không hấp thụ tốt lượng vitamin K bổ sung đơn thuần mà cần phối hợp thêm muối mật.

Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi bổ sung vitamin K

Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi bổ sung vitamin K

Xem thêm:

  • Hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ đúng cách, an toàn
  • Vitamin K là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa vitamin K
  • Những thực phẩm giàu vitamin K mà bạn không nên bỏ qua

Bổ sung vitamin K đúng cách giúp dự phòng xuất huyết ở trẻ sơ sinh, điều trị một số bệnh lý do rối loạn đông máu. Bạn hay chia sẻ bài viết tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính