Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Nên làm lễ hóa vàng vào ngày nào trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019?

Để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, các gia đình thường làm lễ hóa vàng để tiễn gia tiên về trời. Vậy, vào năm Kỷ Hợi 2019, lễ hóa vàng được làm vào ngày nào là đẹp nhất?

Theo quan niệm của người Việt xưa, sau khi các gia đình mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu trong nhà vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết) thì khi tiệc xuân đã man, các con cháu sẽ làm lễ cúng đưa tổ tiên trở về cõi vĩnh hằng.

Lễ này, theo phong tục dân gian gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.

  Lễ hóa vàng được tiến hành từ mùng 3 Tết đến ngày mùng 10 Tết âm lịch hàng năm.

Lễ hóa vàng được tiến hành từ mùng 3 Tết đến ngày mùng 10 Tết âm lịch hàng năm.

Tết Kỷ Hợi 2019 nên làm lễ hóa vàng vào ngày nào là đẹp nhất?

Ngày làm lễ hóa vàng thông thường sẽ không cố định mà tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình.

Hầu hết, người Việt thường thực hiện vào ngày mùng 3, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.

Theo GS sử học Lê Văn Lan, người xưa có câu: "Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy".

Do đó, ngày mùng 3 Tết hàng năm vẫn là Tết thầy, các gia chủ nên để các cụ ở lại ăn Tết với con cháu, sau đó, khoảng thời gian từ mùng 4, mùng 5 là hợp lí nhất để làm lễ hóa vàng, tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.

Cần chuẩn bị những gì cho lễ hóa vàng?

Để tiến hành làm lễ hóa vàng, các gia đình nên chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:

- Mâm ngũ quả

- Nén hương, lọ hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau, rượu.

- Mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Tuy nhiên, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống.

- 2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

Ngoài ra cũng cần chuẩn bị tiền, vàng mã đầy đủ để làm hành trang, lộ phí cho bậc gia tiên lên đường.

  Mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Tuy nhiên, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống.

Mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Tuy nhiên, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống.

Văn khấn cúng lễ hóa vàng

Hiện có nhiều bài khấn khác nhau về lễ hóa vàng. Dưới đây là bài khấn do Thượng tọa Thích Thanh Duệ thẩm định và chỉnh lý:

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tfổ khảo, Tổ tỉ, nội ngoại tiên linh. Tín chủ chúng con là… Ngụ tại ... Hôm nay là ngày mồng..... tháng Giêng năm....

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa, nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ thôn thần, rước tiễn tiên linh, trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Như Ý

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính