Giới thiệu về dự án thiết kế của mình, Danh Phuong cho biết, số liệu năm 2018 kỳ thi THPT Quốc gia cho thấy 80% trong số 28.000 học sinh dự thi đạt điểm dưới trung bình môn lịch sử.
Kết quả gây tranh cãi về chất lượng dạy học môn Lịch Sử trong nhà trường.
Bản thân cũng là một học sinh cấp 3, Danh Phuong hiểu rằng học sinh cần sách giáo khoa kiểu mới, tăng cường sự kết nối giữa học sinh và các kiến thức vốn được cho là "nhàm chán' bấy lâu nay.
Do đó Phương đã tái thiết kế bộ sách Lịch Sử trong chương trình giáo dục bằng cách dàn sách đẹp mắt hơn, sử dụng Indesign và Photoshop, với mong muốn giải quyết nỗi chán chường khi học Sử của các học sinh Việt Nam.
Là một học sinh trung học, Danh Phuong cũng thích học những cuốn giáo khoa mới mẻ và tinh tươm, có thể dấy lên niềm hứng thú ở học sinh nhiều hơn những cuốn sách toàn chữ là chữ.
“New History” bao gồm những phương án thị giác cần thiết cho một cuốn sách Lịch Sử. Dự án nhằm tạo ra giao diện thân thiện với học sinh, thể hiện góc nhìn sinh động, chân thực và rõ ràng về những sự kiện lịch sử như chiến tranh, nạn đói, và những xung đột chính trị qua thiết kế.
(Theo iDesign)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Nam sinh cấp 3 tái thiết kế bộ sách giáo khoa Lịch Sử để học sinh bớt nhàm chán tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].