Năm học 2022-2023, học sinh tiểu học có phải đóng học phí không? Học sinh cấp 1 phải đóng những khoản tiền nào?

Đây là quan tâm rất lớn của các phụ huynh có con đang học bậc tiểu học trên cả nước. Vậy, năm học 2022-2023, học sinh tiểu học có phải đóng học phí không? Học sinh phải đóng các khoản thu nào?

Học sinh Tiểu học không phải đóng học phí

 Ngày 27 tháng 8 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễm, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2021

Tại Điều 14 của Nghị định nêu rõ 2 đối tương không phải đóng học phí gồm:

- Học sinh tiểu học trường công lập;

- Người học các ngành đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Theo khoản 3 Điều 16, học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí. Đây là quy định mới trong chính sách miễn, giảm học phí của học sinh, sinh viên mà trước đây chưa từng có.

Như vậy, học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí.

Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí.

Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí.

Học sinh trường tiểu học phải đóng những khoản nào?

Học sinh tiểu học ngoài việc được miễn (đối với trường công) hoặc được hỗ trợ học phí (đối với trường tư) thì phụ huynh có thể phải đóng một số khoản thu khác như:

1. Bảo hiểm y tế:

Theo Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2012 và Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh bằng 4,5% nhân mức lương cơ sở nhân với số tháng tham gia tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế (mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng).

Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của học sinh bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, phần còn lại 70% học sinh tự đóng. Số tiền học sinh tự đóng được tính như sau: 1.490.000 đồng x 4,5% x 70%=46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm.

2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường

Số tiền này thỏa thuận giữa cha mẹ với nhà trường được quy định theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

3. Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu

Theo điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.

4. Tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú… thực hiện tùy quyết định của từng tỉnh, thành.

5.. Học 2 buổi/ngày: Tùy từng tỉnh, thành.

6. Nước uống học sinh: Tùy từng nơi. Ví dụ hiện tại các trường tại Hà Nội đang được thu tối đa 12.000 đồng/tháng.

Xem thêm: Đầu năm học mới, phụ huynh chỉ phải đóng 8 khoản tiền, là những khoản gì?

V.Linh

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính