Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, từ năm 2022, số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu của người lao động sẽ có sự thay đổi.
Cụ thể, để hưởng mức lương hưu tối thiểu 45%, lao động nam cần đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, tăng thêm 1 năm so với quy định hiện hành là 19 năm.
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng đảo hiểm xã hội thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%. Như vậy, muốn hưởng tỷ lệ tối đa 75%, lao động nam cần đóng đủ từ 35 năm, tăng thêm một năm so với 2021.
Còn với lao động nữ, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Sau đó với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%. Để hưởng mức lương hưu tối đa 75%, lao động nữ cần đóng đủ 30 năm tham gia bảo hiểm xã hội. Và cách tính tỷ lệ này năm 2022 không có sự thay đổi so với năm 2021 nên mức hưởng lương hưu năm 2022 của lao động nữ vẫn được tính như năm 2021.
An AnBạn đang xem bài viết Năm 2022, đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để được lương hưu tối đa? tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].