Các ông bố thường ít khi tham gia các hoạt động trong hội phụ huynh, các hoạt động tập thể, lễ hội ở trường của con như các bà mẹ.
Những ông bố có lẽ chỉ thường xuyên xuất hiện khi đến mùa giải bóng đá ở trường của con mà thôi.
Điều này cũng được khẳng định lại qua những bộ phim và các phương tiện truyền thông, và thực tế đây cũng là sự thật nhiều thập kỉ qua ở khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, ngày nay, có nhận định cho rằng các ông bố cũng rất cần và nên tham gia các hoạt động trường lớp của con cái.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tương tác của các ông bố sẽ mang lại rất nhiều tác động tích cực và có thể ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực ở con trẻ, kể cả bé trai và bé gái. Ví dụ như:
- Những đứa trẻ có bố quan tâm việc dạy con học bài hơn sẽ có thành tích cao hơn trong môn tập đọc và môn Toán.
- Những đứa trẻ có bố tích cực tương tác cùng con hơn sẽ có khả năng kiểm soát bản thân tốt hơn, ít bốc đồng hơn và giỏi chịu áp lực, căng thẳng hơn.
- Nhũng đứa trẻ có bố quan tâm và tương tác với trường học từ giai đoạn sớm có khả năng tập trung lâu hơn.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quan niệm cho rằng các ông bố không quá quan trọng hay cần thiết trong việc nuôi dạy con trẻ.
Để tăng cường sự tham gia của các ông bố và nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của những ông bố đối với thành tích của con cái, các giáo viên đã tổ chức sự kiện gắn kết các ông bố với đời sống học đường của các học sinh.
Mặc dù hầu hết mọi người đều đánh giá cao cơ hội tương tác và gắn kết, vẫn còn rất nhiều ông bố vắng mặt trong những hoạt động tập thể của trường, nếu so với số lượng các bà mẹ tham dự.
Theo cô Kimberly Marie Hill, người đã nghiên cứu về sự tương tác của các ông bố với trường học của con cái vào năm 2015 cho biết, ‘Cần nỗ lực để tiếp cận mọi đối tượng phụ huynh, từ gia đình đơn thân, người đi làm hay nội trợ và nhất là những ông bố.’
‘Dù có mặt hay vắng mặt, những ông bố vẫn ít nhiều tác động đến những đứa con, bà mẹ và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên gia đình.’
‘Đáng buồn là những hoạt động trong trường học vẫn chưa được các ông bố tham gia đóng góp nhiều.'
Cũng không thể đặt hết trách nhiệm gắn kết những ông bố với trường lớp của con em họ lên giáo viên.
Các ông bố cần có trách nhiệm hơn trong việc tiếp cận và tương tác với đời sống học đường của con, dù cho điều này có nghĩa là họ phải bước ra khỏi ‘vùng an toàn’ của bản thân.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Topics in Early Childhood Special Education (Giáo dục đặc biệt cho độ tuổi ấu nhi) vào năm 2011, các ông bố thường thích tham gia những hoạt động dành cho cả gia đình, những buổi trao đổi tập trung về sự phát triển ở trẻ nhỏ và định hướng trong tương lai nhiều hơn.
Ở đây họ có thể tận dụng cơ hội để học hỏi về kĩ năng làm cha mẹ.
Nếu bạn đang làm bố và cho rằng mình là một người tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường của con em mình (hoặc tham gia tương đối đầy đủ), hãy thử làm một bài kiểm tra nhỏ sau đây để đo mức độ tương tác của bạn.
Biết đâu bạn sẽ học hỏi được nhiều cách mới để tham gia vào việc giáo dục con cái, từ đó tăng hiệu quả giáo dục trong gia đình mình.
(Các bà mẹ cũng nên làm bài kiểm tra này!)
Đánh giá mức độ tương tác với trường lớp của con cái
Danh sách sau đây sẽ giúp bạn đánh giá cụ thể mức độ tương tác giữa bạn với trường lớp của con bạn. Hãy so sánh kết quả với vợ/chồng bạn và đánh giá những điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai người.
· Đưa đón con đi học
· Tham dự các buổi hội thảo giữa thầy cô và phụ huynh
· Tham gia các hoạt động tình nguyện của trường
· Tham dự các buổi họp phụ huynh
· Tham dự các buổi hội thảo giáo dục dành cho cha mẹ, lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia
· Tham dự các hoạt động cấp lớp
· Tham dự các hoạt động cấp trường
Sau khi hoàn thành bài trắc ngiệm, hãy tính tổng điểm và đánh giá xem bạn nên thay đổi ở những mục nào nhé.
Thu TrangBạn đang xem bài viết Muốn con học giỏi, các ông bố cần nói chuyện với cô giáo của con nhiều hơn tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].