Ngày nay, bên cạnh việc đầu tư cho con phát triển về tri thức, các bậc cha mẹ cũng đặc biệt chú ý tới sự phát triển thể chất của con. Trong đó, chiều cao của trẻ được lưu tâm đặc biệt.
Để biết con mình lớn lên có cao lớn hay không, cha mẹ có thể nhìn 4 đặc điểm dưới đây có thể đoán được phần nào.
Ngón tay
Để đánh giá chiều cao của trẻ, trước tiên mẹ hãy nhìn vào các ngón tay của con mình. Vì tỷ lệ cơ thể của chúng ta tương đối hài hòa.
Nếu bạn nhận thấy ngón tay của con mình dài hơn bình thường hoặc so với những bạn đồng trang lứa thì đó cũng là một dự đoán cho thấy khi lớn lên trẻ sẽ rất cao. Theo một cuộc khảo sát, trẻ có ngón tay dài thường có chiều cao tốt hơn những người khác.
Cánh tay
Trên thực tế, việc so sánh cánh tay của trẻ cũng tương tự như việc so sánh các ngón tay. Một đứa trẻ có cánh tay dài chắc chắn sẽ cao hơn một đứa trẻ có cánh tay ngắn. Bởi vì tỷ lệ giữa chiều dài cánh tay và chiều cao cơ thể con người là như nhau.
Đầu gối
Sau khi nhìn vào bàn tay và cánh tay, bạn hãy nhìn vào đầu gối của con. Đầu gối của con nếu dài hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi thì cẳng chân của trẻ cũng dài hơn. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ cao hơn khi chúng lớn lên.
Bàn chân
Sau khi xem lòng bàn tay của con, bạn cũng nên nhìn vào lòng bàn chân trẻ. Nếu nhận thấy con có bàn chân to, dài hơn trẻ khác thường sẽ có chiều cao tối ưu hơn. Bởi vì bàn chân thường phải chịu đựng sức nặng của toàn bộ cơ thể.
Nếu lòng bàn chân quá nhỏ thì chiều cao của trẻ cũng sẽ khiêm tốn. Bàn chân trẻ lớn có nghĩa là khi lớn lên, trẻ có thể đạt đến chiều cao tối ưu.
Cha mẹ cũng cần nhớ rằng, ngoài gen di truyền, chế độ ăn uống và luyện tập cũng góp phần quyết định chiều cao của trẻ trong tương lai. Vì vậy, mẹ nên cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sống khoa học, lành mạnh. Khuyến khích con tham gia các môn thể thao nhưng bơi lội, chạy bộ, xà đơn,… cũng rất có lợi cho việc phát triển chiều cao.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Muốn biết trẻ có cao hay không, cần gì chờ tới 20 năm nữa, chỉ cần nhìn 4 điểm là rõ ngay tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].