Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mùng 1 Tết có kiêng gội đầu không?

Dịp Tết nhiều nơi thường kiêng tắm rửa, gội đầu bởi quan niệm tắm rửa thì kiến thức, tài năng cùng phúc lành năm cũ bị trôi sạch. Mùng 1 Tết gội đầu được không, cần phải kiêng những gì?

Mùng 1 Tết gội đầu được không, có kiêng không?

Ở nhiều nơi, trong dịp Tết thường kiêng tắm rửa, gội đầu trong ngày Tết bởi quan niệm tắm rửa, gội đầu thì hao mòn kiến thức, phúc lành. 

Mồng một Tết nhiều người cũng kiêng giặt giũ vì nó ứng với ngày thủy bá, vị thần của sự sinh sôi, thịnh vượng, việc xả đi nhiều nước sẽ làm tổn phúc lộc. 

kieng goi dau mung 1 giadinhmoi

Mùng một Tết phải kiêng những gì?

Mùng 1 Tết vợ chồng kiêng "quan hệ"

Theo quan niệm cổ xưa, việc ân ái vào ngày đầu tháng có thể dẫn đến những điều đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn cho năm mới.

Trong ngày mùng 1, ngày rằm các gia đình người Việt vẫn thường hay thắp hương để tưởng nhớ những người đã khuất. Cũng chính những ngày này, nhiều người thường có ý niệm kiêng khem, tránh việc ân ái.

Còn đối với một số người có quan niệm phong kiến thì họ cho rằng, đầu tháng dính vào phụ nữ, đặc biệt là chuyện 'mây mưa' sẽ mang lại xui xẻo của đàn ông. Tất nhiên, ý niệm này là do tư duy trọng nam khinh nữ, xuất phát từ xã hội phong kiến vẫn còn tồn tại ở một số người.

Chính vì vậy mà nhiều người lại kiêng quan hệ tình dục vào ngày mùng 1, vì đây là ngày đầu tiên của một tháng.

Đó là quan niệm của người xưa, còn ngày nay thì sao? Giờ đây, mọi quan niệm đều được nghĩ thoáng hơn rất nhiều, những cặp vợ chồng trẻ lại lấy thời khắc đầu tiên của năm mới để "khai tình" với hy vọng một năm mới tình cảm mặn nồng hơn.

Kiêng cắt tóc, cắt móng tay

Theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay móng tay, móng chân vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu tháng, đầu năm.

Mồng Một Tết Mậu Tuất 2018 nên kiêng để giày dép lộn xộn

Quan niệm dân gian cho rằng, trong tiếng Hán giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Do đó, Mồng Một Tết Mậu Tuất 2018 nên kiêng để giày dép không đúng, để lung tung dễ chiêu dụ tà khí.

Kiêng đi chúc Tết sáng mùng Một Tết nguyên đán

Vai trò của người xông nhà trong ngày đầu năm rất quan trọng, do đó, Mồng Một Tết Mậu Tuất 2018 mọi người nên kiêng đến nhà người khác và trở thành khách xông nhà “bất đắc dĩ”.

Thường người Việt chỉ đến chúc Tết anh em, họ hàng thân thiết, gần gũi trong ngày mùng Một Tết.

Kiêng khóc lóc

Theo quan niệm, trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế Mồng Một Tết Mậu Tuất 2018 nên kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Kiêng nói những điều xui xẻo

Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn nên kiêng nói những từ xui xẻo ngày Mùng một Tết Nguyên đán và thay vào đó hãy nói những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.

Kiêng quét nhà ngày Mùng một Tết Nguyên đán 

Dân gian cho rằng nếu quét nhà vào 3 ngày đầu năm thì cả năm đó gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Hoặc có thể quét nhà nhưng tập để rác ở một góc nhà chứ không hốt đi.

Cũng xuất phát từ truyền thuyết này mà ngày Tết, nhân dân có tục kiêng hốt rác trong ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi thì cả năm đó làm ăn sẽ thất bát.

Do đó, Mồng Một Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nên kiêng quét nhà, hốt rác...

Mồng Một Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nên kiêng kỵ vay mượn, trả nợ

Theo quan niệm của dân gian, dịp Tết không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.

Vì vậy, Mồng Một Tết Mậu Tuất 2018 nên kiêng bạn nên nhớ không nên mượn tiền của mọi người để tránh "mất lộc".

 Kiêng đổ vỡ

Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ.

Kiêng ăn món xui

Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen

Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân phải là mùa của sinh sôi nảy nở, của vận may nên đầu năm, mọi người thường phải mặc trang phục màu sắc sặc sỡ (hồng, đỏ, vàng, xanh...), tạo nên sự hứng khởi tươi vui. Các màu tẻ nhạt, u trầm thường được kiêng, đặc biệt hai màu trắng và đen - màu của tang lễ, chết chóc. 

Xem thêm:

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính