1. Excuse me
Ta có thể dùng 'excuse me' khi muốn nhờ ai đó tránh đường nếu họ đang chắn lối đi của bạn.
Chúng ta còn dùng 'excuse me' để thu hút sự chú ý của ai đó.
Ví dụ:
Excuse me, could you tell me the way to Ha Noi station?
Anh gì ơi, cho em hỏi đường đến ga Hà Nội đi thế nào ạ?
Excuse me, do you have the time?
Anh gì ơi, cho em hỏi bây giờ là mấy giờ ạ?
Excuse me, is this seat taken?
Xin lỗi cho hỏi, ghế này có ai ngồi chưa ạ?
2. Sorry
Người Anh rất thích nói 'sorry'.
Sorry và I'm sorry thường được dùng khi ta cần xin lỗi những chuyện nhỏ, chẳng hạn như bạn đi muộn, hay bạn mắc lỗi nhỏ.
Ví dụ:
Sorry I’m late. The traffic was terrible.
Xin lỗi tôi đến muộn. Đường hôm nay tắc quá.
I’m sorry, I didn’t realise that you were in the queue.
Xin lỗi, tôi không biết là bạn đang xếp hàng.
'I beg your pardon' là một cách diễn đạt trang trọng hơn nhưng về nghĩa thì cũng tương đương 'sorry'.
Ví dụ:
I beg your pardon, I didn’t see you standing there.
Ta dùng Pardon? hay Sorry? khi muốn ai đó nhắc lại lời nói của họ nếu ta không nghe rõ.
Ví dụ:
Pardon? I didn’t quite hear that. Could you repeat the number please?
Xin lỗi, tôi không nghe rõ. Anh đọc lại số được không?
Sorry? Did you say 30 or 13?
Xin lỗi, anh nói 30 hay 13 ạ?
Sorry phổ dụng hơn so với pardon và pardon nghe có vẻ là một từ khá cũ. Tuy vậy, pardon vẫn được sử dụng và nếu bạn có dùng nó thì người khác cũng sẽ không nhìn bạn với ánh mắt kỳ lạ đâu!
Một cách diễn đạt cực kỳ không lịch sự đó là 'What?'
Nếu bạn không hiểu cái gì hay không nghe thấy cái gì và dùng từ này, bạn có thể nhận được ánh nhìn không hài lòng từ người khác đấy.
3. I’m afraid
Nếu bạn phải báo một tin xấu với ai và muốn xin lỗi vì điều đó, hãy nói I'm afraid.
Ví dụ:
I’m afraid I won’t be able to attend the meeting next week.
Tôi e rằng tôi không thể tham dự cuộc họp tuần sau.
I’m afraid we’ve run out of seats.
Tớ e là chúng ta hết chỗ ngồi rồi.
Do you have change for $5? - I’m afraid not.
Cậu có 5 đô lẻ không? - Tớ e là không.
I’m afraid there’s been a misunderstanding.
Tôi e là có sự hiểu nhầm ở đây.
4. Please
Nếu bạn muốn xin phép hay đề nghị ai đó làm gì cho mình, bạn phải dùng 'please'.
Ví dụ:
Could you give me a hand, please?
Anh vui lòng giúp tôi một tay được không?
Could I have tomorrow off, please?
Xin lỗi, ngày mai tôi có thể nghỉ được không?
Quiet, please!
Vui lòng giữ trật tự.
5. Thank you
Khi bạn nhận được cái gì hay điều gì từ ai đó, hay thông tin gì đó, bạn có thể nói 'thank you' hay 'thanks'.
Khi đi mua đồ và người khác đưa cho bạn món hàng, bạn cũng nên nói 'thank you'. Có người sẽ khó chịu nếu bạn không cảm ơn họ.
‘Thanks’ là cách nói ít trang trọng hơn.
Để đáp lại lời cảm ơn bạn có thể nói: You’re welcome, Welcome, Don’t mention it, That’s all right, No problem,...
Khi bạn chấp nhận điều gì đó, bạn có thể nói 'thank you' hoặc 'yes, please'.
Ví dụ:
- Would you like a cup tea?
- Thank you / Thanks / Yes, please.
- Anh có muốn uống trà không?
- Cảm ơn / Vâng, xin cám ơn.
- Would you like a receipt?
- Thank you/ Thanks/ Yes, please.
- Chị có muốn lấy hóa đơn không?
- Cám ơn / Vâng, xin cám ơn.
Tương tự, khi từ chối gì đó, hãy nói 'No, thank you' hoặc 'No, thanks'.
Ví dụ:
- Would you like some more coffee?
- No, thank you/ No, thanks.
- Anh có muốn dùng thêm cà phê không ạ?
- Không, cám ơn.
Trang ĐặngBạn đang xem bài viết Một số cách diễn đạt cần biết để nói tiếng Anh đúng 'chất' và lịch sự hơn tại chuyên mục Học Tiếng Anh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].