Rất nhiều mẹ muốn khi đón con tan trường là trông con phải sạch sẽ, tươm tất, tóc tai gọn gàng xinh xắn.
Tôi lại khác! Tôi thích hơn khi buổi chiều Xu Sim mồ hôi mồ kê lem luốc, tóc tai bết lại! Thậm chí có nhiều hôm 2 nàng chân đen như chân cuốc, xây xước vì trượt té.
Sim còn mấy lần mất giày dép ở trường, vì thường tháo ra để chơi nhảy lò cò trong giờ ra chơi. Không sao!
Vì tôi biết như thế có nghĩ là con đã có những giờ ra chơi chạy nhảy sung sướng thả cửa!
Nhớ hồi mẫu giáo, nhiều người hỏi tại sao tôi toàn cắt tóc Xu Sim ngắn tun ngủn. Bởi vì, tôi thấy buổi chiều các cô giáo rất hay bắt học sinh ngồi ngoan đợi ba mẹ tới đón, rồi các cô cầu kỳ ngồi chải, tết hoặc cột rất chặt.
Ngày xưa tôi tóc dài nên rất hiểu, tóc dài chỉ đẹp cho mắt người nhìn, chứ những chủ nhân nhí không có sung sướng gì, nhất là khi các em thường thích chạy nhảy, vui đùa hơn là ngồi ngoan tết tóc!
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các chính sách cải cách giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay đều đưa hạng mục ‘tăng số giờ chơi ở trường học’ lên mục đầu tiên trong danh sách.
Tôi cũng đã từng viết và biên tập nhiều bài về các tấm gương thủ khoa, huy chương vàng, huy chương bạc các cuộc thi... và theo dõi các học sinh, sinh viên ấy sau này.
Nhớ hồi mẫu giáo, nhiều người hỏi tại sao tôi toàn cắt tóc Xu Sim ngắn tun ngủn.
Ngày xưa tôi tóc dài nên rất hiểu, tóc dài chỉ đẹp cho mắt người nhìn, chứ những chủ nhân nhí không có sung sướng gì, nhất là khi các em thường thích chạy nhảy, vui đùa hơn là ngồi ngoan tết tóc!
Tôi cũng từng phỏng vấn nhiều quản lý nhân sự. Tôi hiểu viết chữ đẹp, làm toán nhanh, hay thậm chí đạt giải thưởng này kia... không quan trọng lắm tới việc bạn có thành đạt, tự do, hạnh phúc lâu dài sau này!
Thể lực, tính cách và thái độ sống mới là quyết định.
Ngày xưa ông bà thường hay trêu ‘đầu óc ngu si, tứ chi phát triển’, nhưng khoa học đã chứng minh rằng trẻ em học hiệu quả nhất thông qua vận động.
Khi các con được chạy nhảy vân động, thì ô-xy sẽ được bơm lên não nhiều, kích thích quá trình trao đổi chất, quá trình truyền và giải mã thông tin, cũng như khả năng hoạt động và độ bền của các nơ ron thần kinh.
Những thứ này quyết định con có thông minh,học giỏi không đấy ạ.
Khi các con được vận động nhiều, còn giúp giải toả căng thẳng, bơm chất truyền dẫn endorphins, cải thiện tâm trạng, giúp các con ngủ sâu hơn, trí nhớ tốt hơn.
Thế nên tôi luôn cổ vũ Xu Sim là giờ ra chơi đừng ngồi dí trong lớp, mà hãy để thời gian chạy nhảy vui đùa cùng bạn bè.
Con sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp, con vận động để phát triển hệ thống cơ xương, giải tỏa áp lực căng thẳng.
Nghiên cứu cho thấy, những học sinh có đủ thời gian giải lao ở trường có kết quả học tập tốt hơn so với những em bị cắt giảm giờ ra chơi để học nhồi ép trước kỳ thi.
Các mẹ chỉ cần lưu ý bổ sung năng lượng và nước cho con khi chơi. Sáng sáng tôi thường bỏ vào hông cặp vài gói bánh hoặc 1 hộp sữa để nạp năng lượng cho tụi nó chạy nhảy năng động suốt giờ ra chơi, nhưng vẫn không bị kiệt sức khi vào những giờ học kế tiếp.
Ba năm nay tôi chuyển con qua trường quốc tế, cũng một phần vì họ chú trọng các giờ chơi, giờ thể dục, và các kỹ năng mềm.
Các môn học được chia phòng riêng, phòng toán, phòng văn, phòng khoa học... cứ thế, cứ hết giờ là học sinh lại phải ra khỏi lớp, vác cặp vác sách đi tìm thầy và tìm phòng học môn mới.
Tôi thích cách này, nó thực sự rất giống với cuộc đời, mình phải đi tìm thầy để học chứ không có chuyện cứ ngồi một chỗ để thầy tới dạy. Ngày nào các con cũng được hoạt động di chuyển nhiều và liên tục.
Tôi nghĩ là việc bắt tụi trẻ con ngồi ngoan nghe cô giáo giảng trong cả buổi dài, chỉ là nuôi gà công nghiệp.
Và việc mong con mình sau nguyên 1 ngày vẫn sạch sẽ, thơm phức, láng cóng là phản khoa học.
Thu HàBạn đang xem bài viết Mẹ Xu Sim: 'Điều mẹ muốn khi đón con tan trường' tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].