Những người lần đầu tới đây chắc chắn không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến những chuyến tàu qua lại trong lòng xóm nhỏ.
Phần đường ray gần như trở thành không gian sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu: không rào chắn, không biển báo nguy hiểm, sinh hoạt thường ngày của người dân thực hiện ngay tại đường ray.
Các cụ ông ngồi uống nước, các chị ngồi trò chuyện. Người nhặt rau, người nhóm bếp, trẻ nhỏ hồn nhiên nô nghịch, vui đùa… khi tàu đến, mọi người tránh sang một bên; tàu đi, họ trở lại vị trí cũ.
Tuyến đường sắt phía Bắc do Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20, đến nay đã tồn tại hơn 100 năm, trong đó rất nhiều đoạn chạy xuyên qua các khu dân cư trung tâm của Hà Nội.
Trên tuyến đường sắt chạy qua 3 quận Đống Đa, Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội), hàng ngày, các chuyến tàu vẫn nhộn nhịp hối hả vận chuyển hành khách và hàng hoá.
Đây cũng chính là nơi mưu sinh kiếm sống của người dân xóm đường tàu.
Những căn nhà nằm sát đường ray hướng ra phía tàu, cách chừng 2 mét, có nơi thậm chỉ khoảng cách chưa đến 1 mét. Dù có tàu chạy qua nhưng mọi sinh hoạt nơi đây đều diễn ra bình thường.
Những sinh hoạt hàng ngày của người dân khu đường tàu đều nằm ngay bên cạnh đường ray tàu hỏa, từ giặt giũ, nấu cơm, rửa bát...
Tất cả đều đã trở thành một điều bình thường trong cuộc sống của họ.
Nồi niêu, bát đũa, những chỗ nấu ăn tạm bợ...
Người lớn nấu ăn còn trẻ em vô tư chơi đùa ngay trên đường tàu.
Họ đã quen với không gian sống không thoải mái của mình, đường ray tàu hỏa nghiễm nhiên trở thành cái sân nhà nên bên đường tàu, các cụ vẫn vui vẻ chơi cờ tướng.
Những bác công nhân miệt mài làm việc họ xếp hàng hóa, vật liệu, phế phẩm ra giữa đường ray tàu, khi được hỏi lí do, người phụ nữ thản nhiên trả lời: “ Mọi người ai nấy đều nắm rõ được lịch tàu đi, tàu về nên không lo. Nếu có tàu chạy qua chúng tôi vẫn mang đồ đi ra khỏi ray tàu được".
Nhiều hộ gia đình ở đây đã chọn kinh doanh quán ăn uống để kiếm thêm thu nhập, khiến dãy đường tàu hàng quán mọc lên ngày càng nhiều và san sát nhau.
Các quán cà phê được trang trí bắt mắt, thu hút khách du lịch và trở thành địa điểm sống ảo nguy hiểm, nhưng nhiều người lại tò mò với sự mới lạ này.
Đây chính là nơi được các bạn trẻ Hà thành và du khách nước ngoài chụp ảnh, uống cafe, hoà mình vào trong không gian mới lạ.
Khách đến tham quan du lịch ở phố đường tàu chủ yếu là Tây balo, người Hàn Quốc, Nhật Bản,...
Kim Thu - Trần NhànBạn đang xem bài viết 'Mắt nhắm hờ' với cuộc sống ở xóm đường tàu nguy hiểm nhất Thủ đô tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].