Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mang thai bao nhiêu tuần thì được coi là đủ tháng để sinh con

Thai nhi bao nhiêu tuần tuổi thì có thể sinh mà vẫn đảm bảo sự phát triển của trẻ là vấn đề mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu mang thai bao nhiêu tuần thì sinh qua bài viết này nhé.

1 Cách tính tuổi thai theo tuần

Tuổi thai ước tính khoảng thời gian mang thai và giúp xác định thai phụ đang ở giai đoạn nào của thai kỳ. Tuổi thai được bắt đầu tính từ ngày có kinh nguyệt cuối cùng đến thời điểm hiện tại chứ không phải ngày thụ thai. 

Do đó, một người được coi là có thai ít nhất 4 tuần tính đến thời điểm trễ kinh và kết quả thử thai dương tính. Đồng thời, bác sĩ thường sử dụng tuổi thai theo tuần thay vì tháng để xác định kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Tuổi thai ước tính khoảng thời gian mang thai và giai đoạn thai kỳ

Tuổi thai ước tính khoảng thời gian mang thai và giai đoạn thai kỳ

2 Thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng?

Quá trình mang thai ở những trường hợp mang đơn thai kéo dài trung bình 40 tuần (280 ngày) tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến ngày dự sinh.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) đã xác nhận và khuyến khích việc sử dụng thống nhất các chỉ định tuổi thai mới:

  • Đủ tháng sớm (early-term): Thai từ 37 tuần đến 38 tuần.
  • Đủ tháng (full-term): Thai từ 39 tuần đến 40 tuần.
  • Đủ tháng muộn (late-term): Thai được sinh trong tuần thứ 41.
  • Thai quá ngày (post-term): Thai quá 42 ​​tuần.

Quá trình mang thai kéo dài trung bình 40 tuần (280 ngày)

Quá trình mang thai kéo dài trung bình 40 tuần (280 ngày)

3 Vì sao mang thai đủ tháng quan trọng với mẹ bầu

Vào năm 2013, Hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) và Hiệp hội Y học Bà mẹ - Thai nhi (SMFM) cho thấy rằng mỗi tuần mang thai đều ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Mang thai đủ tháng giúp giảm nguy cơ biến chứng cho cả em bé và người mẹ khi mang thai:

  • Các cơ quan quan trọng như não, phổi và gan phát triển toàn diện và nhanh nhất vào cuối thai kỳ. Não của em bé ở tuần thứ 35 của thai kỳ chỉ nặng bằng 2/3 so với lúc 39 đến 40 tuần thai. 
  • Giảm khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe sau khi sinh như các vấn đề về hô hấp, thị giác và thính giác.
  • Trẻ có thể tăng đủ cân hơn khi ở trong bụng mẹ và dễ giữ ấm hơn những trẻ sinh non.
  • Tăng cường khả năng bú, nuốt và tỉnh táo đủ lâu để ăn sau khi sinh.

Mang thai đủ tháng giảm nguy cơ biến chứng cho cả em bé và mẹ

Mang thai đủ tháng giảm nguy cơ biến chứng cho cả em bé và mẹ

4 Nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non

  • Tuổi thai phụ trẻ hơn 17 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
  • Có tiền sử gia đình hoặc bản thân sinh non. 
  • Đã từng gặp vấn đề với tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Mang thai lại quá sớm sau khi sinh con. Tốt nhất nên đợi chậm nhất 18 tháng trước khi mang thai lần nữa.

Một số tình trạng sức khỏe khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non:

  • Rối loạn mô liên kết có thể ảnh hưởng đến tử cung và ruột.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Huyết áp cao và tiền sản giật.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, tử cung, âm đạo, thậm chí là nhiễm trùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).
  • Ứ mật trong gan khi mang thai (còn gọi là ICP).
  • Bệnh huyết khối.

Đồng thời, những thói quen và yếu tố nguy cơ trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể gây chuyển dạ sớm:

  • Hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy hoặc lạm dụng thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống. 
  • Làm việc nhiều giờ hoặc phải đứng nhiều.
  • Tiếp xúc với ô nhiễm không khí, chì, phóng xạ, hóa chất và khói thuốc thụ động.

Phụ nữ đã từng gặp vấn đề với tử cung hoặc cổ tử cung có nguy cơ sinh non cao

Phụ nữ đã từng gặp vấn đề với tử cung hoặc cổ tử cung có nguy cơ sinh non cao

5 Các dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện ngay

Dấu hiệu chuyển dạ phổ biến nhất là những cơn co thắt kèm vỡ nước ối ở âm đạo. Bạn nên đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay khi:

  • Dịch tiết âm đạo thay đổi, tiết nhiều hơn bình thường, ồ ạt, có mùi tanh nồng, nhầy hoặc có máu.
  • Những cơn co thắt thường xuyên khiến căng cứng.
  • Đau lưng âm ỉ liên tục.
  • Muốn đi vệ sinh do áp lực ở xương chậu hoặc bụng dưới giống như em bé đang đẩy xuống.

Dịch tiết âm đạo khi chuyển dạ thay đổi, tiết nhiều hơn bình thường

Dịch tiết âm đạo khi chuyển dạ thay đổi, tiết nhiều hơn bình thường

6 Lưu ý cho mẹ bầu khi chuyển dạ

Khi bắt đầu chuyển dạ, thai phụ có thể:

  • Đừng đến bệnh viện quá sớm. Hãy đến bệnh viện khi các cơn co thắt cách nhau khoảng 5 phút và kéo dài 45 - 60 giây.
  • Đi bộ hoặc di chuyển nhẹ với tư thế đứng thẳng khiến thời gian chuyển dạ ngắn hơn, nguy cơ sinh mổ thấp hơn và ít cần gây tê ngoài màng cứng để kiểm soát cơn đau.
  • Uống nước nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng của em bé và cơ thể.
  • Ăn nhẹ giúp duy trì mức năng lượng của cơ thể.
  • Thư giãn, hít thở sâu, massage giúp tạo ra cảm giác bình tĩnh khi chuyển dạ và cung cấp oxy cần thiết cho thai nhi.
  • Tắm nước ấm giúp mẹ bầu thư giãn, chuyển dạ ngắn hơn và giảm sử dụng thuốc giảm đau cột sống và ngoài màng cứng.

Uống nước khi chuyển dạ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của em bé và cơ thể

Uống nước khi chuyển dạ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của em bé và cơ thể

Xem thêm: 

  • 13 điều kiêng kỵ khi mang thai các mẹ cần lưu ý
  • Có nên sử dụng tảo spirulina cho phụ nữ mang thai không?
  • 10 cách giảm căng thẳng mệt mỏi khi mang thai - mẹo hay cho mẹ bầu

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về việc mang thai bao nhiêu tuần thì sinh để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính