Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mầm đậu nành có tốt không? Thực hư tác dụng chữa bệnh của tinh chất mầm đậu nành

Hiện nay có một số sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm chức năng có thành phần chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành. Vậy tinh chất mầm đậu nành là gì, có tốt không?

Mầm đậu nành có tốt không? Thực hư tác dụng chữa bệnh của tinh chất mầm đậu nành 0

Tinh chất mầm đậu nành là gì?

Tinh chất mầm đậu nành là nguyên liệu chính dùng để đóng viên sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng làm đẹp trên thị trường. Quyết định tác dụng của các dòng sản phẩm này là tinh chất mầm đậu nành.

Đó là bột được tinh chế, chiết xuất để thu lấy hoạt chất chính isoflavon từ mầm đậu nành (mầm của hạt đậu nành). Tức thành phần chính là hoạt chất isoflavon.

Nên ăn đậu nành tự nhiên hay dùng tinh chất mầm đậu nành?

Sử dụng mầm đậu nành tự nhiên bằng cách ăn các món: đậu phụ, đậu hũ, bột đậu nành, sữa đậu nành… Bạn có thể cân đối chế độ ăn của mình với các món từ đậu nành.

Từ 100g đậu nành tự nhiên có thể tinh chế ra khoảng 75g tinh chất mầm đậu nành. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể uống tinh chất mầm đậu nành vẫn đảm bảo lượng chất phù hợp cho cơ thể.

Tinh chất mầm đậu nành có hàm lượng Isoflavones cao hơn nên lượng bổ sung cũng nên hạn chế hơn so với việc ăn các món từ đậu nành tự nhiên. Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán sản phẩm tinh chất mầm đậu nành, bạn cũng nên cân nhắc địa chỉ uy tín để mua sản phẩm.

Để có tác dụng tốt nhất từ loại thực phẩm này, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng hoặc những người có kinh nghiệm nghiên cứu sâu về đậu nành.

Mầm đậu nành có tốt không? Thực hư tác dụng chữa bệnh của tinh chất mầm đậu nành 1

Tinh chất mầm đậu nành có tác dụng gì?

Tinh chất mầm đậu nành giúp bổ sung nội tiết tố nữ cho phụ nữ

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và tư vấn sức khỏe sinh sản, tinh chất mầm đậu nành rất tốt và có thể coi là giải pháp hiệu quả để trị các triệu chứng mãn kinh, bởi đậu nành là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, Isoflavones, chất béo chưa bão hòa, các vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức hợp và chất xơ.

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Trong mầm đậu nành có các loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Ngoài ra còn có lượng đạm cao khoảng 35-38%, vitamin, khoáng chất… rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.

Bổ sung lượng vừa đủ tinh chất mầm đậu nành để đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể luôn hoạt động tốt và khoẻ mạnh hơn.

  • Giúp bổ sung nội tiết tố nữ cho phụ nữ

Isoflavones còn được gọi là nội tiết tố nữ thực vật, có cấu tạo gần như estrogen nhưng yếu hơn. Hoạt chất này có tác dụng đặc biệt đối với các chị em, nhất là phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh- độ tuổi đã suy giảm nồng độ estrogen.

Nữ giới ngoài 35 tuổi nên bổ sung tinh chất mầm đậu nành hàng ngày để kinh nguyệt đều đặn, làn da sáng mịn…

  • Bí quyết làm đẹp từ thiên nhiên

Isoflavones được xem là thần dược trị nám, giúp da luôn căng mịn, tăng độ đàn hồi và giảm nếp nhăn hiệu quả.

Đặc biệt là đối với các chị đã bước vào giai đoạn “xuống sắc” thì sử dụng các sản phẩm từ đậu nành là cách phục hồi đáng kể “nét xuân”, chống lão hoá, rụng tóc, mất ngủ…

Mầm đậu nành có tốt không? Thực hư tác dụng chữa bệnh của tinh chất mầm đậu nành 2
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vú

Có ý kiến cho rằng, estrogen có trong tinh chất mầm đậu nành có thể phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh. Nhưng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này đã chứng minh, nữ giới dùng tinh chất mầm đậu nành chỉ có lợi chứ không có hại.

Estrogen có trong mầm đậu không phá vỡ chức năng nội tiết mà còn có tác dụng ức chế sự khởi phát tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở nữ giới- căn bệnh quái ác đang hoành hành.

  • Giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch

Các loại bệnh như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp… là nguyên nhân gây ra đột quỵ và cơn đau tim có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người trong giây lát.

Isoflavon từ mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe, giúp dự phòng mỡ máu cao, đặc biệt, những người có nguy cơ mỡ máu cao, uống bổ sung Isoflavones là điều cần thiết. Hơn nữa, những người tăng huyết áp, khi dung nạp Isoflavones sẽ giảm huyết áp, hạ mỡ máu.

  • Giúp tăng kích thước “vòng 1”

Có đôi “gò bông’ cao ngất luôn là niềm mơ ước của các chị em phụ nữ. Tinh chất mầm đậu nành giúp phát triển mô mỡ, tăng size vòng 1 thêm 3cm là điều hoàn toàn có thể nhờ bổ sung đủ Isflavones, cấu tạo gần giống estrogen có tác dụng làm tăng tròn, đầy đặn cho mô ngực.

Thực tế cho thấy, phụ nữ có thói quen ăn các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành như: sữa đậu nành, bột đậu nành, đậu hũ, nước tương… hay uống tinh chất mầm đậu nành có vòng 1 lớn hơn các phụ nữ không dùng.

Mầm đậu nành có tốt không? Thực hư tác dụng chữa bệnh của tinh chất mầm đậu nành 3
  • Hỗ trợ chế độ giảm cân

Mầm đậu nành chứa lượng đạm cao giúp giảm cảm giác thèm ăn, chất béo không no dễ dàng chuyển hoá nên không có mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.

Ngoài ra, mầm đậu nành còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, vi chất thiết yếu giúp cân đối dinh dưỡng trong chế độ giảm cân. Sử dụng mầm đậu nành vừa có lợi đối với sức khoẻ, vừa có vóc dáng cân đối cho chị em.

  • Tốt cho hệ xương khớp

Khi đã bước sang tuổi tứ tuần, hệ xương của nữ giới suy giảm nghiêm trọng. Tinh chất mầm đậu nành giúp tăng cường hấp thụ canxi, tốt cho hệ xương, chống loãng xương hiệu quả.

  • Cải thiện chuyện “phòng the”

Nữ giới có những giai đoạn suy giảm ham muốn sinh lý, da khô sạm, xuất hiện má và tàn nhang.

Isoflavones giúp tăng cường nội tiết tố nữ, cải thiện chuyện “phòng the chăn gối” của các chị em và hạn chế các biểu hiện mãn kinh. Mang lại cho nữ giới đời sống thoải mái.

Mầm đậu nành có tốt không? Thực hư tác dụng chữa bệnh của tinh chất mầm đậu nành 4

Những lưu ý khi dùng tinh chất mầm đậu nành

Trường hợp nào ĐƯỢC dùng tinh chất mầm đậu nành?

  • Đối tượng có thể dùng tinh chất mầm đậu nành: Phụ nữ độ tuổi 18 trở lên
  • Nữ giới chức năng sinh lý giảm sút, khô âm đạo, da khô sạm, bắt đầu xuất hiện nám.
  • Nữ giới tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có các triệu chứng: da nhăn, sạm, nám, sắc mặt không tươi nhuận, tóc khô xơ, dễ rụng, bốc hỏa, mất ngủ, tích mỡ bụng, loãng xương
  • Nữ giới nhiều mụn trứng cá, da mặt xuất hiện tàn nhang.
  • Nữ giới ngực nhỏ cần cải thiện kích cỡ vòng 1.
  • Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt Estrogen, bị bệnh Đa nang buồng trứng…

Trường hợp KHÔNG được dùng tinh chất mầm đậu nành?

  • Trường hợp có bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến vú, u lạc nội mạc tử cung mình khuyên không nên dùng.

Chú ý: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần cân nhắc trước khi dùng các thực phẩm có chứa tinh chất mầm đậu nành

Yến Anh

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính