Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mâm cỗ cúng Rằm Tháng Chạp gồm những món gì?

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng chay, mâm cỗ cúng mặn Rằm Tháng Chạp gồm những món gì? Tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ chay hay mặn mà có sự chuẩn bị khác nhau.

Rằm tháng Chạp có gì đặc biệt?

Trong tháng cuối năm, có 3 lễ cúng đó là cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông công ông táo 23 tháng Chạp và cúng tất niên để đón năm mới. Vậy cúng Rằm tháng Chạp có điều gì khác biệt?

Cúng Rằm là nghi lễ tâm linh mang ý nghĩa tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm hi vọng. Trong lễ Cúng Rằm, người ở dương gian sẽ tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, khấn nguyện tới thân linh và tự nhắc nhở bản thân.

Cúng Rằm tháng Chạp là nghi thức tâm linh quan trọng Rằm tháng Chạp giống như một dịp tổng kết những điều đã qua của năm cũ và sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ trong năm mới. 

Cúng Rằm tháng Chạp vào ngày nào mới đúng?

Lễ cúng Rằm tháng Chạp vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch hoặc có gia đình cúng cả 2 ngày trên.

Mâm cỗ cúng Rằm Tháng Chạp gồm những món gì?

Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng, miễn sao thể hiện thành tâm của gia chủ. Tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ chay hay mặn mà có sự chuẩn bị khác nhau. Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp thường có:

Mâm cỗ chay cúng Rằm Tháng Chạp

Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…

Mâm cỗ mặn cúng Rằm Tháng Chạp

Mâm cỗ mặn cúng Rằm Tháng Chạp nên có thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), khoanh giò/chả, các món mặn khác và rượu. Cúng rằm tháng Chạp có thể dùng bánh chưng hoặc xôi gấc có màu đỏ với quan niệm may mắn cho cả gia đình.

mam co cung ram thang chap
Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng, miễn sao thể hiện thành tâm của gia chủ
Văn khấn cúng rằm tháng Chạp

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Tín chủ (chúng) con là: …

Ở tại: …

Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết rằm tháng Chạp.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Xem thêm:

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO