Lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân có phải là một không?
Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt. Vào ngày này, người dân cả nước đều sắm sửa đồ lễ với tấm lòng thành kính dâng lên thần linh, gia tiên và thực hiện lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh). Vậy lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân có phải là một không?
Trên thực tế, rất nhiều người suy nghĩ rằng lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân là một vì chúng cùng diễn ra trong ngày rằm tháng 7. Tuy nhiên, đây lại là hai lễ hoàn toàn khác nhau mặc dù diễn ra chung một ngày thế nhưng lại xuất phát từ điển tích, phong tục và nghi thức riêng biệt.
- Nguồn gốc của lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân
Lễ Vu lan báo hiếu là một trong những lễ vô cùng quan trọng trong Phật Giáo. Lễ này bắt nguồn từ tích liên quan tới bồ tát Mục Kiều Liên, sau khi đắc đạo tu luyện thành công nhiều phép thần thông nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ về người mẹ đã mất của mình. Tham khảo thêm bài viết về nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Vu lan để hiểu rõ hơn nhé.
Trong Phật giáo lễ Vu lan thể hiện "tứ đại trọng ân" của nhà phật đó là: Ân cha mẹ, Ân Tam bảo Sư trưởng, Ân quốc gia xã hội và Ân chúng sinh vạn loài.
Lễ Xá tội vong nhân diễn ra vào ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan cho các cô hồn, quỷ đói về dương gian vì thế nhà nhà đều cúng chúng sinh bằng cháo, gạo, bỏng, muối để tránh ma quỷ quấy nhiễu, đồng thời đề cao sự ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát.
Ở nước ta, người dân thường tổ chức cả lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân vào rằm tháng 7. Ở mỗi vùng miền lại có sự thay đổi khác nhau, nếu như người miền Bắc trọng lễ Xá tội vong nhân hơn còn người miền Trung và miền Nam lại đề cao lễ Vu lan báo hiếu.
- Lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân khác nhau về nghi thức
Ngoài sự khác nhau về điển tích ra đời, phong tục, hai lễ này còn có sự khác biệt về nghi thức thực hiện.
Nếu như lễ Xá tội vong nhân người dân sẽ tiến hành làm lễ cúng cô hồn ngay trước cửa nhà mình hoặc ở vỉa hè thì lễ Vu lan báo hiếu lại được tổ chức tại các ngôi chùa nhằm cầu siêu cho ông bà, tổ tiên và cầu bình an, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Tham khảo thêm một số bài viết về tục cúng cô hồn để hiểu rõ hơn:
- Nguồn gốc tháng cô hồn và 30 việc dân gian kiêng kỵ
- Cúng cô hồn vào buổi nào mới đúng, văn khấn cúng cô hồn chuẩn xác nhất
- Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Đặc biệt, trong ngày lễ Vu lan, người ta còn tổ chức nghi thức "bông hồng cài áo" để tưởng nhớ đến các bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn sống tại trần thế đã hy sinh một đời vì con cháu.
Tại nghi thức này, những ai còn mẹ sẽ được cài một bông hồng đỏ, những người mất mẹ sẽ cài bông hồng trắng nhằm nhắc nhở ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn, mẹ khóc.
Nhìn chung, cả lễ Vu lan báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân đều là hai lễ có tính nhân văn, cao cả mang đậm nét văn hóa của đất nước, con người Việt trọng nghĩa, trọng tình.
Xem thêm:
Nguồn video: Youtube
Phương Anh (T/h)Bạn đang xem bài viết Lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân có phải là một không? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].