Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Lanolin: 5 Tác dụng, cách dùng, lưu ý

Lanolin là một thành phần dưỡng ẩm tự nhiên được chiết xuất từ mỡ cừu, giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da hiệu quả. Nhờ đặc tính giữ ẩm vượt trội, lanolin thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, tóc và hỗ trợ làm dịu các vùng da khô, nứt nẻ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về lanolin qua bài viết dưới đây nhé!

1 Giới thiệu chung về lanolin

Lanolin là gì?

Lanolin hay còn có các tên gọi khác như mỡ len, sáp len hoặc dầu len là một chất do cừu tự nhiên tiết ra để bảo vệ lông của chúng. Lanolin là một loại sáp ester được tạo thành từ axit lanolin (hỗn hợp của 170 axit béo) liên kết với cồn lanolin, có chức năng tương tự bã nhờn trên da người.

Giống như bã nhờn, lanolin giúp bảo vệ và chống thấm nước cho tóc và da. Nhờ có đặc tính này, lanolin trở thành một thành phần phổ biến trong các sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc tóc và xà phòng.

Dạng lanolin dùng bôi ngoài da thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng da khô, ngứa hay kích ứng do các nguyên nhân như hăm da, bỏng da do xạ trị và một số vấn đề khác.

Lanolin là là một chất sáp ester do cừu tự nhiên tiết ra

Lanolin là là một chất sáp ester do cừu tự nhiên tiết ra

Các sản phẩm có chứa lanolin

Lanolin được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và công nghiệp nhờ đặc tính dưỡng ẩm, kháng khuẩn và chống thấm nước. Dưới đây là một số sản phẩm phổ biến có chứa lanolin:

  • Sản phẩm chăm sóc da và tóc: lanolin có mặt trong kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm, dầu em bé, son dưỡng môi, kem trị hăm tã và dầu gội dược liệu. Nhờ khả năng giảm mất nước và làm mềm da, lanolin giúp duy trì độ ẩm và giảm tình trạng khô ráp.
  • Mỹ phẩm: nhiều loại mỹ phẩm như son môi, phấn phủ, kem nền có chứa lanolin để tăng độ bám và giữ ẩm cho da, giúp sản phẩm dễ tán và mịn hơn.
  • Thuốc bôi điều trị: lanolin được sử dụng trong kem bôi trĩ, thuốc trị nứt nẻ môi, kem dưỡng núm vú cho mẹ đang cho con bú và các sản phẩm giảm kích ứng da.
  • Sản phẩm cạo râu: nhờ đặc tính làm mềm da, lanolin thường có mặt trong kem cạo râu để giúp quá trình cạo mượt mà hơn và hạn chế kích ứng.
  • Ứng dụng trong công nghiệp: ngoài lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc cá nhân, lanolin còn được sử dụng trong công nghiệp như chất bôi trơn, sản xuất da thuộc, phụ gia dệt may giúp làm mềm vải cũng như có mặt trong sơn, vecni, xi đánh bóng, mực in và vật liệu chống thấm cho bê tông.

Lanolin có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da

Lanolin có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da

Cơ chế hoạt động của lanolin

Lanolin được xếp vào nhóm chất dưỡng ẩm dạng khóa ẩm, có tác dụng ngăn ngừa mất nước qua da. Cơ chế hoạt động của lanolin tương tự như sáp dầu khoáng nhưng với mức độ nhẹ hơn.

Trong khi sáp dầu khoáng có thể giảm đến 98% sự bay hơi độ ẩm của da, lanolin giúp hạn chế mất nước ở mức 20 - 30%. Nhờ kết cấu nhẹ hơn so với petroleum jelly, lanolin mang lại cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng, giúp duy trì độ ẩm mà không gây cảm giác nhờn rít quá mức.

Khi kết hợp với chất cấp ẩm cho da, lanolin phát huy hiệu quả tối ưu. Chất cấp ẩm sẽ hấp thụ độ ẩm từ môi trường và cung cấp cho da, trong khi lanolin tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt da, giúp giữ lại độ ẩm và ngăn chặn sự bay hơi.

Nhờ khả năng duy trì độ ẩm này, lanolin giúp hạn chế tình trạng khô da ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mang lại làn da mềm mại và căng mịn lâu dài.

Lanolin thuộc nhóm chất dưỡng ẩm dạng khóa ẩm

Lanolin thuộc nhóm chất dưỡng ẩm dạng khóa ẩm

2 Các tác dụng của lanolin đối với sức khỏe

Làm dịu cơn đau núm vú do cho con bú

Trong quá trình cho con bú, nhiều mẹ có thể gặp tình trạng đau rát, khô hoặc nứt nẻ núm vú. Để giảm bớt cảm giác khó chịu này, nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng kem chứa lanolin.

Theo khuyến nghị từ Mayo Clinic, lanolin có thể giúp phục hồi độ ẩm và làm dịu tình trạng nứt nẻ núm vú ở những người đang cho con bú.

Lanolin an toàn ngay cả khi bé nuốt phải một lượng nhỏ. Vì vậy, mẹ có thể bôi lanolin khoảng 10 phút trước khi cho con bú mà không cần lau sạch trước khi bé bú hoặc vắt sữa.

Tuy nhiên, hiệu quả của lanolin trong việc giảm đau núm vú vẫn còn nhiều tranh cãi:

  • Một nghiên cứu tại Brazil năm 2018 cho thấy lanolin giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau và tổn thương núm vú so với việc sử dụng sữa mẹ để xoa lên vùng da bị đau.
  • Ngược lại, một đánh giá năm 2014 kết luận rằng chưa có đủ bằng chứng để khẳng định lanolin thực sự giảm đau hiệu quả.
  • Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy người tham gia hài lòng với lanolin hơn so với các sản phẩm khác nhưng nó không làm giảm đau đáng kể hoặc giúp mẹ tiếp tục cho con bú lâu hơn.
  • Đến năm 2021, một nghiên cứu khác cũng chưa thể khẳng định liệu lanolin kết hợp với hướng dẫn về cách cho con bú có giúp ngăn ngừa đau núm vú hay không.

Mặc dù có những ý kiến trái chiều, lanolin vẫn là một lựa chọn phổ biến nhờ đặc tính làm dịu và an toàn khi sử dụng.

Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên chọn lanolin tinh khiết 100% và đã qua tinh chế. Nếu sử dụng lanolin chưa được tinh lọc, bé có thể gặp phản ứng dị ứng khi nuốt phải. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng cao là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Lanolin giúp phục hồi độ ẩm và làm dịu tình trạng nứt nẻ núm vú

Lanolin giúp phục hồi độ ẩm và làm dịu tình trạng nứt nẻ núm vú

Giảm khô môi

Lanolin là một thành phần phổ biến trong các loại son dưỡng môi nhờ khả năng giữ ẩm hiệu quả. Nhiều sản phẩm không kê đơn trên thị trường chứa lanolin để giúp làm mềm và bảo vệ môi khỏi tình trạng khô nứt.

Một nghiên cứu nhỏ đã đánh giá tác dụng của lanolin đối với những người đang trải qua quá trình hóa trị. Kết quả cho thấy việc sử dụng lanolin thường xuyên giúp giảm tình trạng khô môi ở 30% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Không giống như một số thành phần chỉ giữ ẩm trên bề mặt, lanolin có thể thẩm thấu vào môi, giúp nuôi dưỡng sâu và duy trì độ ẩm lâu dài. Ngoài ra, lanolin thường được coi là an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh bị nứt nẻ môi nhưng phụ huynh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi dùng.

Lanolin có khả năng giữ ẩm môi hiệu quả

Lanolin có khả năng giữ ẩm môi hiệu quả

Chống lão hóa da

Lanolin đôi khi được sử dụng trong các sản phẩm chống lão hóa với niềm tin rằng nó có thể giúp làm mờ nếp nhăn. Các loại kem dưỡng chứa lanolin được cho là có khả năng cấp ẩm và làm đầy da ngay sau khi thoa, giúp nếp nhăn trông ít rõ rệt hơn.

Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều bằng chứng khoa học khẳng định lanolin có tác dụng thực sự trong việc giảm nếp nhăn hay chống lão hóa. Mặc dù lanolin có thể giúp da trông mịn màng hơn nhờ khả năng dưỡng ẩm, nhưng tác dụng lâu dài của nó trong việc làm chậm quá trình lão hóa vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Kem dưỡng chứa lanolin giúp giảm các nếp nhăn 

Kem dưỡng chứa lanolin giúp giảm các nếp nhăn 

Dưỡng ẩm da

Lanolin là một trong những thành phần dưỡng ẩm thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa tình trạng da khô, thô ráp, bong tróc và ngứa. Nó có thể giúp làm dịu các kích ứng da nhẹ như hăm da hay bỏng da do xạ trị.

Là một chất làm mềm da, lanolin hoạt động bằng cách tạo một lớp dầu trên bề mặt da, giúp ngăn chặn sự mất nước và duy trì độ ẩm. Bên cạnh lanolin, các thành phần dưỡng ẩm phổ biến khác như petrolatum, dầu khoáng và dimethicone cũng có cơ chế tương tự.

Ngoài ra, một số chất hút ẩm như glycerin và lecithin có thể giúp kéo nước vào lớp ngoài của da, trong khi các thành phần như urea hay axit alpha hydroxy hỗ trợ loại bỏ tế bào chết, giúp da mềm mại và mịn màng hơn.

Lanolin là một trong những thành phần dưỡng ẩm cho da thường được sử dụng

Lanolin là một trong những thành phần dưỡng ẩm cho da thường được sử dụng

Dưỡng tóc

Nhờ đặc tính giữ ẩm và làm mềm, lanolin là một thành phần hiệu quả trong việc chống khô tóc. Khi được thoa lên tóc ướt hoặc còn ẩm, lanolin giúp khóa độ ẩm, giữ cho tóc mềm mượt và tránh tình trạng xơ rối. Tuy nhiên, nếu sử dụng trên tóc khô, lanolin sẽ không thể phát huy tác dụng do không có độ ẩm để giữ lại.

Lanolin có kết cấu sáp dày hơn so với nhiều loại dầu dưỡng tóc khác, vì vậy cần làm sạch kỹ sau khi sử dụng. Việc gội đầu bằng dầu gội làm sạch sâu hoặc dùng giấm táo có thể giúp loại bỏ lanolin hoàn toàn, tránh tình trạng bết dính hay tích tụ trên tóc.

Lanolin là một thành phần hiệu quả trong việc chống khô tóc

Lanolin là một thành phần hiệu quả trong việc chống khô tóc

3 Hướng dẫn cách sử dụng lanolin an toàn, hiệu quả

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng lanolin cần tuân theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Một số sản phẩm có thể cần lắc đều trước khi sử dụng, do đó, hãy kiểm tra nhãn để biết cách dùng phù hợp.

  • Cách thoa: bôi lanolin lên vùng da cần điều trị theo tần suất khuyến nghị. Với da tay khô nên thoa sau mỗi lần rửa tay và duy trì suốt cả ngày. Nếu dùng cho hăm tã, cần vệ sinh sạch sẽ và làm khô vùng da trước khi bôi. Nếu dùng để hỗ trợ điều trị bỏng da do xạ trị, bạn nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng.
  • Lưu ý khi sử dụng: chỉ bôi lanolin ngoài da, tránh tiếp xúc với mắt, miệng, mũi hoặc các vùng nhạy cảm như khu vực sinh dục, trừ khi có chỉ dẫn cụ thể. Không bôi lên vùng da bị tổn thương, trầy xước hoặc mới cạo.
  • Cách bảo vệ độ ẩm: để lanolin phát huy tối đa tác dụng dưỡng ẩm nên thoa sản phẩm ngay sau tắm khi da còn ẩm. Nếu da quá khô, có thể cần ngâm vùng da trước khi bôi. Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá thường xuyên, vì điều này có thể làm tình trạng da khô trở nên tệ hơn.

Nếu tình trạng da không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Da tay khô thì bạn nên thoa lanolin sau mỗi lần rửa tay

Da tay khô thì bạn nên thoa lanolin sau mỗi lần rửa tay

4 Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng lanolin

Lanolin thường được sử dụng an toàn và hiệu quả trong các sản phẩm dưỡng da. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ nhẹ như nóng rát, châm chích, đỏ da hoặc kích ứng.

Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Mặc dù hiếm gặp, một số người có thể gặp các phản ứng nghiêm trọng như thay đổi bất thường trên da (da trở nên trắng, mềm hoặc ẩm quá mức do tiếp xúc nhiều với độ ẩm) hoặc dấu hiệu nhiễm trùng da. Nếu có những biểu hiện này, bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với lanolin rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Nếu xuất hiện các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng (đặc biệt ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt nghiêm trọng hoặc khó thở, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nếu bạn chưa từng sử dụng kem dưỡng chứa lanolin trước đây, hãy thử thoa một lượng nhỏ lên vùng da nhỏ để kiểm tra xem có phản ứng bất thường hay không. Ngay cả khi không bị dị ứng, một số người vẫn có thể cảm thấy kích ứng khi sử dụng lanolin.

Lanolin có thể gây ra một số tác dụng phụ như nóng rát, châm chích, đỏ da

Lanolin có thể gây ra một số tác dụng phụ như nóng rát, châm chích, đỏ da

5 Một số lưu ý khi sử dụng lanolin

Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần biết khi sử dụng lanolin:

  • Kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng: nếu bạn có tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng với len, hãy tránh sử dụng lanolin để giảm nguy cơ phản ứng không mong muốn. Những người có làn da nhạy cảm nên thử trên một vùng da nhỏ trước khi dùng.
  • Thận trọng với tình trạng da tổn thương: nếu bạn có vết thương sâu, lở loét, vùng da sưng đỏ, chảy dịch hoặc đang gặp kích ứng da trên diện rộng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không bôi lên vùng nhạy cảm: lanolin chỉ được sử dụng ngoài da và không nên thoa lên mắt, bên trong miệng, mũi hoặc vùng kín trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Lưu ý với làn da dầu và da mụn: nếu bạn có làn da dầu, chỉ nên dùng một lượng nhỏ để tránh làm bít tắc lỗ chân lông. Đối với da mụn, lanolin có thể gây kích ứng nên không được khuyến khích sử dụng.
  • Sử dụng đúng cách khi mang thai và cho con bú: lanolin thường được dùng để chăm sóc vùng da quanh núm vú khi cho con bú và được coi là an toàn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Xử lý khi gặp tác dụng phụ: nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc tình trạng quá liều, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức hoặc liên hệ trung tâm kiểm soát chất độc để được hướng dẫn.

Lanolin chỉ được sử dụng ngoài da và không nên thoa lên mắt

Lanolin chỉ được sử dụng ngoài da và không nên thoa lên mắt

Xem thêm:

  • 10 sản phẩm chăm sóc da cơ bản hằng ngày và các lưu ý khi lựa chọn 
  • Cách chăm sóc da mùa hè và 12 loại mỹ phẩm giúp bạn có làn da khỏe đẹp 
  • Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da bao nhiêu là đủ? Lưu ý khi dùng

Để tận dụng tối đa lợi ích của lanolin, bạn nên sử dụng đúng cách, kiểm tra dị ứng trước khi thoa và đọc kỹ hướng dẫn trên sản phẩm. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để nhiều người biết hơn về công dụng và cách sử dụng lanolin an toàn!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính