Số lượng trẻ tham gia sẽ vào khoảng 300.000 bé có độ tuổi dưới 2 tại Kenya, Ghana và Malawi.
Theo các nghiên cứu lâm sàng trước đây thì dạng vắc-xin này có khả năng phòng ngừa 4/10 ca sốt rét, WHO hi vọng đây sẽ là 1 giải pháp mới để phòng chống sốt rét bởi trong khoảng 15 năm trở lại đây mặc dù việc trang bị màn và các biện pháp kiểm soát bệnh đã có nhiều tiến triển nhưng căn bệnh vẫn chưa được xử lý như kì vọng.
Trẻ em dưới 5 tuổi là những người có nguy cơ cao nhất bị nhiễm và bị biến chứng có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng. Theo số liệu của WHO thì trung bình cứ 2 phút lại có 1 trẻ bị chết bởi sốt rét, phần lớn ở Châu Phi nơi mà mỗi năm có đến hơn 250,000 trẻ tử vong bởi căn bệnh truyền nhiễm này.
Thực ra dạng vắc-xin có tên Mosquirix này đã được các nhà khoa học của công ty GSK phát triển từ năm 1987 lận, trải qua rất nhiều năm nghiên cứu và hoàn thiện và đưa vào thử nghiệm.
Các trẻ sẽ được tiêm 4 liều theo thời gian 3 liều khi trẻ từ 5 đến 9 tháng và liều cuối sẽ vào lúc trẻ được 2 tuổi. Các nhà khoa học cũng nói vắc-xin này tuy không phải có hiệu quả ở mức rất cao, tuy nhiên có thêm công cụ để phòng chống bệnh vẫn hơn là không có gì, nhất là với căn bệnh dai dẳng khó xử lý triệt để như sốt rét.
Và cũng như các dạng vắc-xin khác, điểm quan trọng nhất là niềm tin của thuốc và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, thuận tự nhiên không đem lại điều gì tốt cho mọi người cả.
Theo Tinhte/Who
Bạn đang xem bài viết Lần đầu tiên thử nghiệm tiêm vắc-xin chống sốt rét cho 300.000 trẻ em tại chuyên mục Nghiên cứu mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].