Làm thế nào để phòng ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum?

Ngộ độc do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Vậy làm thế nào để phòng ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum?

Biểu hiện ngộ độc do độc tố botulinum là gì?

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), những ngày gần đây, ở rải rác một số địa phương như tỉnh Kon Tum, tỉnh Bình Dương đã xảy ra một số trường hợp bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc do độc tố botulinum.

Ngộ độc do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Người bệnh bị ngộ độc do độc tố botulinum có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong.

Độc tố botulinum được sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí). Các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum.

  Các loại thực phẩm đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum. Ảnh minh họa

Các loại thực phẩm đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum. Ảnh minh họa

Các chuyên gia y tế cũng cho biết, ngộ độc botulinum thực tế rất hiếm gặp. Vi khuẩn Clostridium botulinum, còn gọi là vi khuẩn độc thịt tồn tại nhiều ở ngoài môi trường và trong nhiều loại nguyên liệu thực phẩm. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí, chỉ phát triển trong môi trường thiếu không khí.

Các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn này do quy trình sản xuất không đảm bảo sạch, sau khi thực phẩm được đóng gói kín như trong chai, lọ, hộp, lon, túi thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố botulinum.

Các loại thực phẩm dễ gây ra chất độc này là thịt hộp, kể cả các loại thực phẩm như: Rau, củ, quả, thịt, hải sản… khi được sản xuất nếu để lẫn bào tử vi khuẩn, đóng gói kín không đảm bảo đủ điều kiện ngăn chặn vi khuẩn phát triển theo quy định; đặc biệt là sản xuất thủ công, tại gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt về chất lượng.

Cần làm gì để phòng ngộ độc do độc tố botulinum?

Để phòng ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân, thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống sôi.

Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Người dân khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

- Yếu, liệt các cơ, bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ sau đó lan xuống chân; biểu hiện nhẹ có thể chỉ mỏi, yếu các cơ giống như suy nhược; biểu hiện đối xứng hai bên và không có rối loạn cảm giác.

- Tiêu hóa có thể gặp buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm nhu động ruột.

- Có các biểu như trên sau ăn thực phẩm nghi ngờ như các loại thực phẩm đóng hộp, chai, lọ, gói, túi, không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không đảm bảo.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính