Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Lá tía tô có tác dụng gì? Cách dùng lá tía tô an toàn và hiệu quả cho cơ thể

Lá tía tô không chỉ là một loại rau xanh trong bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của lá tía tô qua bài viết dưới đây nhé. 

1 Lá tía tô là gì?

Lá tía tô là phần lá tươi hoặc đã được phơi, sấy khô của cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.), thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). Phiến lá có lông tơ mịn, kích thước lớn dần về phía cuống và có lá đơn mọc đối. Chóp lá nhọn, rìa mịn đến răng cưa thô. Hai mặt lá thường có màu xanh lục, đôi khi mặt dưới có màu tím. Lá tía tô chủ yếu chứa tinh dầu, flavonoid, acid phenol và vitamin E.

2 Các tác dụng của lá tía tô với sức khỏe

Hỗ trợ trị hen suyễn

Theo Y học cổ truyền, tía tô được sử dụng rộng rãi để chống lại bệnh hen suyễn nhờ thành phần luteolin có tác dụng giãn các cơ trơn của khí quản.

Ngoài ra, dữ liệu trong một nghiên cứu năm 2021 cho thấy chiết xuất từ lá tía tô có thể làm giảm đáng kể các chất trung gian gây viêm và giảm phản ứng dị ứng tức thì với chứng viêm đường hô hấp. Từ kết quả đó cho thấy lá tía tô có khả năng hỗ trợ điều trị hen suyễn.

Lá tía tô hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn nhờ chứa luteolin

Lá tía tô hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn nhờ chứa luteolin

Điều trị bệnh tiểu đường

Trong nghiên cứu của Da Hye Kim cùng cộng sự năm 2018, sử dụng chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng hữu ích đối với chứng tăng đường huyết, rối loạn mỡ máu, không dung nạp glucose và insulin. Từ đó cho thấy, lá tía tô có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Lá tía tô có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2

Lá tía tô có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2

Chống trầm cảm

Theo nghiên cứu của Hiroshi Takeda, acid rosmarinic và acid caffeic, những hợp chất được tìm thấy trong lá cây tía tô đều có hoạt tính chống trầm cảm. Đặc biệt, tía tô cũng là một thành phần quan trọng trong loại thuốc chống trầm cảm Banxia Houpo - một công thức y học cổ truyền của Trung Quốc được sử dụng lâu đời.

Acid rosmarinic và acid caffeic trong tía tô có hoạt tính chống trầm cảm

Acid rosmarinic và acid caffeic trong tía tô có hoạt tính chống trầm cảm

Chống ung thư

Chiết xuất lá tía tô đã được báo cáo là có tính chống oxy hóa, kháng viêm, ngừa ung thư, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư gan và ung thư máu ở người.

Đặc biệt, một nghiên cứu đã cho kết luận rằng, chiết xuất từ lá tía tô có tác động chống lại các tính chất đặc trưng của tế bào ung thư như tăng trưởng không giới hạn, hoạt động chống lại quá trình apoptosis, kích hoạt sự xâm lấn và di căn trong ung thư ruột kết và ung thư phổi tại ống nghiệm.

Chiết xuất lá tía tô giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư

Chiết xuất lá tía tô giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư

Chống oxy hóa cho cơ thể

Dịch chiết lá tía tô được chiết xuất bằng phương pháp DPPH chứa các hoạt chất như acid rosmarinic, luteolin,... có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn theo một nghiên cứu vào năm 2021. Ngoài ra, các thí nghiệm trong ống nghiệm đã chứng minh rằng tía tô đỏ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn tía tô xanh.

Dịch chiết lá tía tô chứa các chất chống oxy hóa như acid rosmarinic, luteolin

Dịch chiết lá tía tô chứa các chất chống oxy hóa như acid rosmarinic, luteolin

Cải thiện sức khỏe tim mạch 

Dầu tía tô chứa tới 59% acid alpha - linolenic (ALA), đã được báo cáo cho thấy đặc tính chống xơ vữa động mạch ở chim cút Nhật Bản. Từ đó cho thấy, khi sử dụng dầu tía tô trong chế độ ăn làm tăng axit béo chuỗi dài, giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, hạn chế tích tụ mảng bám, bảo vệ tim mạch. primrose oil on plasma and hepatic lipid level and atherosclerosis in Japanese quail' link='https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8689581/' date='23/12/2023']

Dầu tía tô chứa tới 59% acid alpha - linolenic tốt cho tim mạch

Dầu tía tô chứa tới 59% acid alpha - linolenic tốt cho tim mạch

Hỗ trợ tiêu hoá

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ ​​lá tía tô có các tác dụng cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng, chống co thắt và chống viêm, nhất là đối với phụ nữ. Đối với nhu động hệ tiêu hóa, dầu tía tô có tác dụng nhuận tràng và tăng nhu động dạ dày ở người bị táo bón thông qua nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Malaysia năm 2010.

Chiết xuất ​​lá tía tô giúp cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng

Chiết xuất ​​lá tía tô giúp cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng

Bảo vệ hệ thần kinh

Acid α- linolenic (ALA) chứa trong tía tô cho thấy tác dụng chống viêm, chống lại sự chết tế bào thần kinh, bảo vệ hệ thần kinh và ty thể trong não.

Hơn nữa, dầu tía tô có thể được sử dụng như một liệu pháp bổ sung nhằm chống oxy hóa cho bệnh nhân sa sút trí tuệ ở mức độ nhẹ đến trung bình, đồng thời giúp rèn luyện trí não cho người già bị suy giảm nhận thức nhẹ.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sử dụng luteolin lâu dài ở chuột đã cải thiện tình trạng thiếu hụt nhận thức và tổn thương tế bào thần kinh do giảm tưới máu não mạn tính gây ra. Từ đó, bảo vệ chức năng khớp thần kinh và tăng cường trí nhớ trong các rối loạn thoái hóa thần kinh.Tía tô bảo vệ tế bào thần kinh và tăng cường trí nhớ

Tía tô bảo vệ tế bào thần kinh và tăng cường trí nhớ

3 Cách sử dụng lá tía tô an toàn và hiệu quả

Ngoài việc được sử dụng làm thuốc, lá tía tô còn được sử dụng như một loại rau ăn hằng ngày, dùng để trang trí hoặc làm hương liệu cho một số món ăn. Lá tía tô có thể dùng ở dạng tươi hoặc sấy khô.

Liều lượng điển hình trong công thức thuốc sắc của lá tía tô là 6 gam mỗi liều hàng ngày, khoảng 3 đến 12 gam mỗi ngày khi kết hợp với các loại thảo mộc khác. Có thể pha trà lá tía tô bằng cách ngâm 16 gam thảo mộc, thêm đường nâu vào và sử dụng cho giai đoạn đầu khi bị cảm lạnh.

Nước lá tía tô giúp hỗ trợ giảm cân và giảm hấp thu chất béo hiệu quả. Cách nấu nước lá tía tô đơn giản như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, đun với 2.5 lít nước.
  • Bước 2: Đậy kín nắp, đợi bếp sôi 2 phút thì tắt bếp, để nguội.

Nước lá tía tô bảo quản trong tủ lạnh, nên uống trước bữa ăn 10 - 30 phút là tốt nhất.

Tía tô được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày

Tía tô được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày

4 Một số bài thuốc từ lá tía tô

  • Chữa cảm lạnh: Vỏ quýt đã cạo, 3 lát gừng, 1 nắm lá tía tô. Đem hỗn hợp dược liệu đun sôi kỹ cùng 1 bát nước.
  • Giải cảm: Cháo hoa trộn với một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng, 1 quả trứng gà.
  • Chữa đau bụng, đầy hơi: Giã lá tía tô, thêm một chút muối rồi uống.
  • Chữa ho, tức thở: Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống.

Lá tía tô có tác dụng giải cảm rất tốt

Lá tía tô có tác dụng giải cảm rất tốt

5 Lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng:

  • Đối với người bị cảm nóng, tự ra mồ hôi: Không nên sử dụng vì tía tô có dược tính ra mồ hôi nhiều, sử dụng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Đối với phụ nữ có thai: Tía tô nếu dùng với liều lượng lớn và liên tục trong khoảng thời gian dài có thể khiến tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

Phụ nữ mang thai dùng nhiều tía tô có thể gây tăng huyết áp

Phụ nữ mang thai dùng nhiều tía tô có thể gây tăng huyết áp

Xem thêm:

  • Rau diếp cá có tác dụng gì? 17 lợi ích và lưu ý khi sử dụng diếp cá
  • Lợi ích sức khỏe của mùi tây

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về công dụng của lá tía tô. Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người đều có thể biết đến những thông tin này bạn nhé.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính