Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Lá mơ có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng lá mơ

Lá mơ lông là một loại rau gia vị phổ biến trong bữa ăn gia đình Việt, đồng thời cũng là một vị thuốc Đông Y quý. Hãy cùng tìm hiểu lá mơ có tác dụng gì, công dụng và liều dùng lá mơ đối với sức khỏe qua bài viết sau nhé!

1 Lá mơ là gì? 

Cây lá mơ là loại thân leo, dễ phát triển, có lá hình trứng mọc đối, một đầu nhọn, mặt dưới màu tím nhạt và mặt trên màu xanh. Lá có gân giữa nổi rõ, bao phủ bởi lớp lông mịn, cuống lá mảnh. Khi vò nát, toàn thân cây bốc mùi thối khó chịu.

Cây lá mơ sinh trưởng mạnh, phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, thường được trồng làm hàng rào, lấy lá làm thực phẩm và dược liệu cũng như phát triển ở các bụi rậm, bờ vườn.

Lá mơ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, đôi khi thân và rễ cũng được dùng trong một số bài thuốc. Lá mơ chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các chất :

  • Bisulfur carbon.
  • Alcaloid.
  • Paederin.
  • Scanderoside.
  • Sulfur dimethyl disulphit.
  • Ngoài ra, lá mơ còn chứa methyl mercaptan, hoạt chất tạo nên mùi thối đặc trưng của lá.

Cây lá mơ là loại thân leo, dễ phát triển, có lá hình trứng mọc đối, một đầu nhọn, mặt dưới màu tím nhạt và mặt trên màu xanh

Cây lá mơ là loại thân leo, dễ phát triển, có lá hình trứng mọc đối, một đầu nhọn, mặt dưới màu tím nhạt và mặt trên màu xanh

2 Lá mơ có tác dụng gì?

Theo Y học hiện đại

Nghiên cứu hiện đại cho thấy lá mơ chứa sulfur dimethyl disulphit có tác dụng kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn tương tự kháng sinh. Thành phần paederin (alkaloid) cũng có hoạt tính sinh lý cao đối với hệ thần kinh của người.

Theo Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết, tiêu sưng, giảm ho. Lá mơ chủ trị các chứng :

  • Tiêu chảy.
  • Ăn không tiêu.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Phong thấp.
  • Kiết lỵ, lỵ amid.
  • Suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém ở trẻ em.
  • Ho gà.
  • Chấn thương, nhiễm trùng ngoài da.
  • Viêm tai giữa và một số căn bệnh khác.

Lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau...

Lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau...

3 Liều dùng của lá mơ

Lá mơ thường được sử dụng dưới dạng sắc uống hoặc ngâm rượu để thoa bóp ngoài da với liều lượng 10 – 20g mỗi ngày. Việc sử dụng đúng liều lượng này sẽ giúp tối đa hóa lợi ích và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

4 Một số bài thuốc có sử dụng lá mơ

Bài thuốc trị tiêu chảy do nhiệt

Nguyên liệu: 16g lá mơ, 8g nụ sim.

Cách dùng: Sắc 2 nguyên liệu với 500ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc cạn còn 200ml thì ngưng, chia uống 2 lần trong ngày.

Sắc hỗn hợp dược liệu gồm lá mơ và nụ sim để trị tiêu chảy do nhiệt

Sắc hỗn hợp dược liệu gồm lá mơ và nụ sim để trị tiêu chảy do nhiệt

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích (IBS)

Nguyên liệu: 40-100g lá mơ, 10g gừng tươi, 1 lòng đỏ trứng gà.

Cách dùng: Thái nhuyễn lá mơ, gừng giã lấy nước cốt, đánh tan lòng đỏ trứng. Trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu và đem hấp chín, dùng khi còn nóng, ngày 2 lần.

Trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu gồm lá mơ, lòng đỏ trứng, gừng tươi và đem hấp chín để chữa hội chứng ruột kích thích

Trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu gồm lá mơ, lòng đỏ trứng, gừng tươi và đem hấp chín để chữa hội chứng ruột kích thích

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Nguyên liệu: 30g lá mơ.

Cách dùng: Xay nhuyễn lá mơ với nước sôi để nguội, lọc uống ngày 1 lần.

Xay nhuyễn lá mơ, lọc lấy nước uống để chữa đau dạ dày

Xay nhuyễn lá mơ, lọc lấy nước uống để chữa đau dạ dày

Bài thuốc trị bí tiểu do sỏi thận

Nguyên liệu: 100g lá mơ.

Cách dùng: Sắc lấy nước uống, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Sắc lá mơ lấy nước uống trị bí tiểu do sỏi thận

Sắc lá mơ lấy nước uống trị bí tiểu do sỏi thận

Bài thuốc trị nhiễm giun sán, giun kim

Cách 1: Xay 50g lá mơ tươi lấy nước cốt rồi thêm ít muối vào quậy tan, uống vào buổi sáng sớm lúc mới thức dậy.

Cách 2: Ngâm lá mơ (dùng ngọn non) với nước đun sôi để nguội khoảng vài tiếng, dùng nước này tháo thụt hậu môn trước khi ngủ để trị giun kim.

Xay lá mơ tươi với ít muối để trị nhiễm giun sán, giun kim

Xay lá mơ tươi với ít muối để trị nhiễm giun sán, giun kim

Bài thuốc chữa co giật

Nguyên liệu: 15-60g lá mơ tươi, vài hạt muối.

Cách dùng: Xay nhuyễn lá mơ với nước ấm, lọc nước cốt, thêm muối vào khuấy đều cho tan, uống trước bữa ăn.

Xay nhuyễn lá mơ với nước ấm, lọc nước cốt để chữa co giật

Xay nhuyễn lá mơ với nước ấm, lọc nước cốt để chữa co giật

Bài thuốc trị bệnh thấp khớp, bí tiểu tiện

Nguyên liệu: 60g lá mơ tươi.

Cách dùng: Đun sôi 300ml nước, cho lá mơ vào, nấu thêm 15 phút, lọc bỏ xác lá. Nước còn lại để nguội, uống hết trong 1 lần khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc trị cảm lạnh

Nguyên liệu: 25 lá mơ.

Cách dùng: Ăn sống hoặc hấp chín ăn kèm cơm.

Lá mơ ăn sống hoặc hấp chín để trị cảm lạnh

Lá mơ ăn sống hoặc hấp chín để trị cảm lạnh

Bài thuốc trị bệnh kiết lỵ

Cách 1: Xay 60g lá mơ với nước ấm và một ít muối ăn. Lọc lấy nước uống trước bữa ăn.

Cách 2: Trộn lá mơ thái nhỏ với trứng gà, rán chín, ăn 1-2 lần/ngày.

Cách 3: Giã lá mơ và lá phèn đen, lấy nước cốt, uống 2-3 lần/ngày.

Cách 4: Sắc 20g lá mơ, 20g lá cổ trâu, 10g lá lốt, 10g nụ sim với 700ml nước, sắc cạn đến 200ml nước thì dừng. Chia uống ngày 2 lần.

Cách 5: Sắc 30g lá mơ, 20g mã xỉ hiện, 25g cỏ sữa, 5g sơn kỳ lương, 5g bạch thược, 10g vỏ măng cụt, 10g hạt cau khô, uống tương tự bài thuốc 4 .

Bài thuốc chữa bệnh ho gà

Nguyên liệu: 150g lá mơ, 250g đẹt ác, 250g cỏ mần trầu, 250g cỏ mực, 250g rễ chanh, 50g gừng tươi, 100g vỏ quýt, 150g cam thảo dây, 250g rau má, đường kính

Cách dùng: Sắc tất cả vị thuốc với 6 lít nước, nấu cạn còn 1 lít, thêm đường cho vị ngọt vừa đủ, chia uống 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ho gà

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ho gà

Bài thuốc trị bệnh lỵ amip

Nguyên liệu: 50g lá mơ lông, 150g cỏ mực, 30g lá đại thanh, 12g dây ba mươi, 16g hạt cau khô, 8g vỏ cây đại.

Cách dùng: Hạt cau khô sao vàng, vỏ cây đại cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, đem sao vàng. Sắc tất cả nguyên liệu, uống 3 lần/ngày, sau ăn 30 phút, dùng mỗi ngày 1 thang liên tục trong 2 tuần. Trong trường hợp đi ngoài nhiều lần thì cắt giảm vỏ đại.

5 Lưu ý khi sử dụng lá mơ

Lá mơ khá an toàn khi dùng theo đường uống và bôi ngoài da. Tuy nhiên, cần lưu ý :

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Sử dụng lá mơ sạch, ngâm nước muối 20 phút để khử khuẩn trước khi ăn, đắp hoặc sắc nước uống.
  • Dùng đúng liều lượng khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Không dùng nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của lá mơ.
  • Ăn nhiều trái mơ có vị chua có thể hại men răng.
  • Hạt mơ chứa amygdalin, có thể chuyển hóa thành xyanua độc hại, nên loại bỏ hạt khi dùng.
  • Lông tơ mơ có thể gây ngứa họng, cần rửa kỹ trước khi ăn.

Xem thêm:

  • 6 tác dụng của lá thường xuân đối với sức khỏe bạn cần biết
  • Lá vú sữa có tác dụng gì? Cách sử dụng và những lưu ý khi dùng
  • Lá vối có tác dụng gì? Tác dụng, lưu ý khi dùng và bài thuốc
  • 13 tác dụng của mùi tây đối với sức khỏe bạn cần biết

Lá mơ là dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, rất có ích cho sức khỏe. Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của lá mơ. Nếu thấy hữu ích thì hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè cùng biết nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính