Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà

Tùy vào mức độ của vết bỏng, các phương thức điều trị được áp dụng có thể sẽ khác nhau.

Bỏng là một chấn thương của các mô do tiếp xúc trực tiếp với hoặc tiếp xúc với nhiệt (lửa, hơi nước, chất lỏng nóng, vật nóng), hóa chất, điện, hoặc nguồn bức xạ.

Bỏng nhẹ thường có thể được điều trị tại nhà, nhưng bỏng nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Điều quan trọng là bạn cần nhận ra sự khác biệt để được điều trị càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc của vết bỏng, hãy coi nó như một vết bỏng nặng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Phần 1: Phân loại mức độ nghiêm trọng của vết bỏng.

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 0

 1. Kiểm tra xem nếu bạn bị bỏng ở mức độ 1: Bỏng độ một là trường hợp bỏng phổ biến nhất. Bạn bị bỏng độ một nếu chỉ lớp da ngoài cùng bị ảnh hưởng. Đây là loại bỏng ít nghiêm trọng nhất và thường có thể được điều trị tại nhà. Các triệu chứng bao gồm:

- Đau.

- Khu vực bị bỏng trở nên nhạy cảm và cảm thấy ấm khi chạm vào.

- Sưng ít.

Da bị đỏ.

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 1

2. Kiểm tra xem nếu bạn bị bỏng ở mức độ 2: Bỏng độ hai nghiêm trọng hơn trường hợp bỏng đầu tiên. Tổn thương có thể đi qua lớp trên cùng của da xuống đến lớp bên dưới. Vết thương có thể hình thành sẹo sau khi lành. Các triệu chứng của bỏng độ hai bao gồm:

- Đau.

- Sưng. 

- Vết bỏng bị phồng rộp.

- Da có màu đỏ, trắng hoặc lốm đốm.

- Vùng da có màu đỏ chuyển sang trắng khi bị ấn vào.

- Vùng da bị bỏng có thể trông "ướt".

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 2

3. Kiểm tra xem nếu bạn bị bỏng ở mức độ 3: Bỏng độ ba liên quan đến những tổn thương nghiêm trọng bao gồm các mô nằm dưới da như lớp chất béo bên dưới da hay thậm chí là cả cơ bắp hoặc xương. Các triệu chứng bao gồm:

- Vùng da bị tổn thương trông như sáp hoặc như vải da.

- Vùng da bị tổn thương không nhạt màu hay chuyển sang màu trắng khi bị ấn vào mà vẫn giữ nguyên màu đỏ.

- Sưng.

- Xuất hiện các vùng có màu đen hoặc trắng trên da.

- Bị tê ở khu vực dây thần kinh bị tổn thương.

- Hít thở trở nên khó khăn.

- Sốc (da trắng bệch, nhạy cảm, cơ thể yếu, môi và móng tay có màu xanh, kém tỉnh táo).

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 3

4. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cần thiết: Người bị bỏng độ ba cần được chăm sóc y tế khẩn cấp và nên gọi xe cứu thương. Nếu bạn bị bỏng nhẹ hơn, việc đi đến bệnh viện để gặp bác sĩ vẫn có thể sẽ cần thiết. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp nếu:

- Bạn bị bỏng độ 3.

- Bạn bị bỏng độ 2 nhưng vùng da bị tổn thương lớn hơn 3 inch.

- Bạn bị bỏng độ 1 hoặc độ 2 ở bàn tay, bàn chân, mặt, háng, mông hoặc ở vùng khớp.

- Vết bỏng bị nhiễm trùng. Vết bỏng bị nhiễm trùng có thể rỉ chất lỏng từ vết thương, gây đau đớn, sưng đỏ và tình trạng này ngày càng có thể trở nên tệ hơn theo thời gian.

- Vết bỏng bị phồng rộp lớn.

- Bạn bị bỏng hóa chất hoặc bị bỏng do điện.

- Bạn hít phải khói hoặc hóa chất.

- Bạn gặp khó khăn với thở.

- Mắt bạn bị tiếp xúc với một chất hóa học.

- Bạn không chắc về mức độ của vết bỏng.

- Bạn bị sẹo nghiêm trọng hoặc vết bỏng vẫn không lành được sau một vài tuần.

Phần 2: Điều trị vết bỏng nhẹ (độ 1 hoặc độ 2) tại nhà.

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 4

1. Làm dịu vết bỏng với nước lạnh: Nước lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ của khu vực bị bỏng và ngăn chặn tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Cho nước lạnh nhẹ nhàng chảy qua vết bỏng trong ít nhất 10 phút.

- Nếu nước chảy qua vết thương khiến bạn cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể thay thế bằng sử dụng khăn sạch, mát, ẩm để chườm vào vết thương.

- Đừng cho nước đá hoặc nước quá lạnh lên vết bỏng. Nhiệt độ khắc nghiệt có thể làm tăng tổn thương lên các mô của bạn.

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 5

2. Tháo bỏ những phụ kiện đang nằm trên vết bỏng: Nếu bạn có đồ trang sức hoặc các vật dụng khác có thể đang hạn chế sự lưu thông máu do vùng da bị sưng, hãy tháo chúng ra ngay lập tức.

- Các phụ kiện cần được tháo bỏ bao gồm nhẫn, vòng đeo tay, dây chuyền, vòng chân hoặc bất kỳ các phụ kiện nào khác cản trở tuần hoàn máu khi bị sưng.

- Vùng da sẽ bị sưng ngay lập tức. Vì thế, hãy loại bỏ các phụ kiện càng sớm càng tốt, nhưng tháo chúng một cách nhẹ nhàng để tránh làm kích ứng thêm cho các mô bị tổn thương.

3. Xoa lô hội lên vùng da bị tổn thương nhưng không bị hở: Gel từ cây lô hội có khả năng giúp làm giảm đau và viêm. Hơn nữa, loại cây này cũng góp phần thúc đẩy quá trình lành của vết thương và giúp cơ thể sửa chữa làn da bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng lô hội cho vết thương hở.

- Lô hội có thể được tìm thấy trong nhiều loại gel và kem dưỡng ẩm. Nếu bạn đã có gel lô hội được sản xuất sẵn, hãy sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Nếu có sẵn cây lô hội trong nhà, bạn có thể lấy gel trực tiếp từ cây để sử dụng. Thoa trực tiếp phần gel bên trong lá lô hội lên vết bỏng và để thấm vào da.

- Nếu không có lô hội, bạn có thể sử dụng một loại kem dưỡng ẩm khác để giúp vết thương khô bị khô khi lành. 

- Không được để các chất có chứa dầu mỡ lên vết thương (như bơ...).

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 6

4. Tuyệt đối không được bóp vỡ vết mụn rộp: Bóp vỡ vết mụn rộp có thể khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng hơn. Nếu vết mụn rộp tự vỡ, bạn cần phải:

- Khử trùng vết thương với xà phòng và nước sạch.

- Nhẹ nhàng xoa kem kháng sinh lên vùng bị tổn thương.

- Bảo vệ vùng da bị tổn thương với băng y tế không dính.

- Đến gặp bác sĩ nếu vết mụn rộp của bạn có đường kính lớn hơn 0,33 inch, ngay cả khi chúng chưa bị vỡ.

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 7

5. Đối phó với cảm giác đau bằng thuốc không cần kê toa: Bị bỏng có thể gây ra nhiều đau đớn. Chính vì thế, bạn có thể sẽ cần đến thuốc giảm đau để sống sót qua ngày hoặc để chìm vào giấc ngủ một cách yên bình.

Thuốc không cần kê toa như thuốc chống viêm không chứa steroid có thể đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, chúng có thể sẽ can thiệp với những thuốc khác. Vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng. Không được phép cho trẻ em sử dụng các loại thuốc có chứa aspirin. Nếu bác sĩ cho phép, bạn có thể dùng:

- Ibuprofen (Advil, Motrin IB).

- Naproxen sodium (Aleve).

- Acetaminophen (Tylenol).

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 8

6. Kiểm tra xem nếu bạn đã được tiêm vắc-xin uốn ván: Uốn ván là bệnh xảy ra khi các vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào vết thương hở. Bác sĩ có khả năng sẽ khuyên bạn cần tiêm uốn ván nếu:

- Vết bỏng gây ra tổn thương sâu dưới da hoặc dính bẩn.

- Bạn chưa được tiêm uốn ván trong 5 năm trở lại đây.

- Bạn không nhớ lần cuối được tiêm uốn ván là khi nào.

Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị bỏng tại nhà 9

7. Giám sát vết thương để nhận biết dấu hiệu bị nhiễm trùng: Làn da cho bạn một lớp rào chắn chống lại các tác nhân gây bệnh trong môi trường. Tuy nhiên, vết bỏng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

- Có mủ hoặc dịch chảy ra từ vết thương.

- Sưng đỏ phát triển ngày càng nặng qua thời gian.

- Sốt.

- Xuất hiện các vết đỏ lan ra từ vùng da bị bỏng.

Xuân Hồng

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính